Từ năm 2020 đến năm 2023,ĐiệnthoạiTrungQuốctháchthứcSamsungAppletạichâuÂkết quả trận bremen doanh số điện thoại Realme tại châu Âu đã tăng 275%. Công ty Trung Quốc đặt mục tiêu nâng thị phần từ 4% hiện nay lên hơn 10% trong vòng 3-5 năm.
Realme là thương hiệu đạt doanh số 100 triệu thiết bị trên toàn cầu nhanh nhất vào năm 2021 và đạt doanh số 200 triệu máy vào năm 2023, bất chấp thị trường tăng trưởng chậm, theo Tech Insights và Counterpoint Research.
Francis Wong, Giám đốc tiếp thị sản phẩm Realme cho biết, chiến lược của hãng là đi từ thấp đến cao. Công ty tin rằng nếu đạt thành công tại châu Âu, thương hiệu sẽ được nâng cao và giúp tăng doanh số khắp thế giới.
Dù vậy, ông lưu ý chi phí tiếp thị để bán sản phẩm cho khách hàng châu Âu – vốn trung thành với Apple và Samsung – cao gấp 10 lần so với Ấn Độ.
Người tiêu dùng tại lục địa già không biết nhiều về các thương hiệu Trung Quốc cũng như ít quan tâm hơn đến thiết bị giá rẻ, đồng nghĩa tăng trưởng của Realme tại đây chậm hơn so với các thị trường khác, nơi họ đã tăng gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp tư doanh số chỉ trong vài năm.
Ông Wong thừa nhận, “sau khi đến châu Âu, chúng tôi thấy thị trường này không dễ như tưởng tượng”.
Apple và Samsung vẫn thống trị tại châu Âu, đặc biệt ở phân khúc cao cấp, theo Counterpoint. Hai thương hiệu chiếm 94% doanh số thiết bị trên 700 USD trong quý II.
Thương hiệu Trung Quốc cuối cùng gần chạm mốc 10% thị phần cao cấp là Huawei, song đã bị hạ gục do các lệnh cấm vận của Mỹ và một số nước.
Realme khởi đầu là một nhánh của Oppo, thương hiệu của tập đoàn BKK. BKK cũng sở hữu Vivo và OnePlus.
Năm nay, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang làm mới nỗ lực để thúc đẩy doanh số châu Âu, khi họ phát hiện cơ hội giành thị phần thông qua các công nghệ mới như màn hình gập, camera tiên tiến và sạc nhanh.
Tony Ran, Chủ tịch Honor châu Âu nhận xét, người dùng ở đây rất cởi mở đối với màn hình gập. Ông nói thêm đây là thị trường quan trọng nhất của hãng bên ngoài Trung Quốc.
Trong quý II, Honor đã vượt qua Samsung trở thành thương hiệu smartphone gập số 1 Tây Âu và nằm trong top 5 doanh số chung trong quý trước đó.
Theo ông Ran, 60% người mua điện thoại gập trên cửa hàng trực tuyến của Honor từng dùng thiết bị Samsung hoặc Apple. Mẫu Magic V3 gập được bán với giá khoảng 2.000 EUR, cao hơn giá của iPhone 16 Pro Max bản 1TB.
Trong khi đó, Oppo cho biết, sẽ phát hành mẫu flagship Find X8 tại châu Âu, đánh dấu sự trở lại phân khúc cao cấp. Billy Zhang, Chủ tịch Tiếp thị, bán hàng và dịch vụ quốc tế, khẳng định công ty quyết tâm đầu tư vào thị trường châu Âu trong dài hạn.
Bất chấp những thách thức, ông hi vọng người tiêu dùng sẽ dần quen với thương hiệu Oppo.
Xiaomi – thương hiệu bán chạy chỉ sau Apple và Samsung – cũng tăng thị phần cao cấp lên 4,3% trong quý III, tăng từ 2,7% cùng kỳ năm 2023, theo hãng nghiên cứu IDC.
Các nhà phân tích cảnh báo điện thoại Trung Quốc vẫn đang vật lộn để nâng thị phần lên hơn 4% trong những năm gần đây, trong khi chi phí dành cho những chiến dịch tiếp thị đắt đỏ, bao gồm tài trợ cho các sự kiện thể thao lớn, không mang lại hiệu quả mong muốn.
Từ góc độ của các nhà sản xuất smartphone họ tin rằng, làm tốt tại thị trường phát triển như châu Âu sẽ nâng cao uy tín trên các thị trường cao cấp khác như Nhật Bản, Australia và Mỹ.
“Nếu làm được ở đây, bạn cũng sẽ thành công ở bất kỳ nơi nào khác”, Chủ tịch Ran của Honor nói.
(Theo FT)