Trào lưu "chụp ảnh ma" với hashtag #ghostphotoshoot cho thấy mọi người khoét lỗ trên ga trải giường màu trắng,àolưugiảmatrênTikTokgâyphẫnnộxiên 2 50k an bao nhiêu đeo kính râm, lưới cá, các loại quần áo khác để đóng giả hồn ma chụp ảnh.
Tính đến ngày 25/9, hashtag #ghostphotoshoot đã thu về hơn 2,2 tỷ lượt xem và có hơn 13.000 bài viết liên quan. Những con số chứng minh mức độ phổ biến của xu hướng này trên ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok.
Tuy nhiên khi #ghostphotoshoot lan rộng, nó cũng nhận về không ít ý kiến chỉ trích. Phóng viên công nghệ Taylor Lorenz của New York Times đã tweet một chuỗi hình ảnh về các TikToker chụp ảnh ma vào ngày 22/9. Dưới bài đăng hàng nghìn người để lại bình luận "ném đá" trào lưu này.
Trào lưu giả ma bị "ném đá". |
Dân mạng tỏ ra khó chịu vì trang phục giả ma của người chơi TikTok khiến họ liên tưởng đến áo choàng Ku Klux Klan - một tổ chức cực đoan của người da trắng đã khủng bố và giết người da đen trong suốt những năm 1800 và 1900.
Đây không phải lần đầu tiên những bóng ma tương tự Ku Klux Klan xuất hiện trên Internet. Tuy nhiên, hình ảnh này luôn mang lại "ý nghĩ khủng khiếp và gợi cảm giác đau thương, thù hận".
David Cunningham, giáo sư Khoa Xã hội học tại Đại học Washington, nói: "Những chiếc áo choàng trắng của Ku Klux Klan là biểu tượng được biết đến rộng rãi nhất về nạn phân biệt chủng tộc có tổ chức. Chúng rõ ràng hiện hữu trong những bộ trang phục 'ma quái' như chúng ta đang thấy trên TikTok".
Trào lưu xuất hiện trên TikTok từ ngày 9/9 và hiện trở nên phổ biến với nhiều hình thức, phong cách biến tướng khác nhau.
Năm 2020 đã chứng kiến những biến động trong phong trào chống phân biệt chủng tộc sau cái chết của người Mỹ da đen George Floyd và Breonna Taylor. Như nhà báo Janell Ross của NBC News đã viết vào tháng 6, "những người Mỹ da đen đang kiệt sức. Họ đang đau buồn. Họ tức giận".
Trào lưu bị chỉ trích vì gợi lại hình ảnh Ku Klux Klan - một tổ chức cực đoan khủng bố người da đen. |
Chính vì vậy, nhiều người cho rằng xu hướng #ghostphotoshoot trên TikTok là một sai lầm trong năm 2020.
Sau khi nhận chỉ trích, một số TikToker nổi tiếng tham gia trào lưu này đã xóa bài đăng. "Rõ ràng chúng tôi không có ý định hay bất kỳ sự liên tưởng nào ban đầu. Nhưng chắc chắn có một số người đang nổi giận, và tôi hoàn toàn hiểu điều đó", TikToker Jack (15 tuổi) giải thích.
David Cunningham, giáo sư xã hội học, nói rằng "thiếu một cuộc trò chuyện công khai rộng rãi để thừa nhận và giải quyết lịch sử quốc gia về bạo lực phân biệt chủng tộc" đã tạo ra những trào lưu gây hiểu lầm không đáng có.
Trước đó, trào lưu quay video “đóng giả làm nạn nhân của thảm họa diệt chủng Holocaust” cũng gây phẫn nộ khi lan truyền trên nền tảng TikTok. Holocaust là tên gọi của cuộc tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái và nhiều nhóm thiểu số khác ở châu Âu, Bắc Phi trong Thế chiến II do phát xít Đức và các nước cùng phe gây ra.
Những người tham gia trào lưu này đã trang điểm mô phỏng các vết bỏng hoặc vết bầm tím, nói rằng họ chết trong các trại tập trung do Đức Quốc xã lập nên hoặc mặc áo sơ mi sọc, bắt chước trang phục tù nhân mặc trong Thế chiến II.
(Theo Zing)
Làn sóng kỳ thị người đồng tính, chuyển giới trên TikTok bắt nguồn từ những nhà sáng tạo nội dung gây tranh cãi.