Chia sẻ tại Hội thảo Giáo dục 2023 về “Thể chế,ĐềxuấtđánhgiásinhviêntốtnghiệploạiGiỏiXuấtsắcđúngthựcchấđội hình ac milan gặp lecce chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Đại tá Dương Xuân Phượng, Phó Giám đốc Học viện Viettel, cho hay, khoảng cách giữa đào tạo của trường đại học với thực tế nhu cầu doanh nghiệp vẫn còn xa.
Ông Phượng lấy dẫn chứng, một chương trình thực tập sinh của học viện nhận được gần 2.000 hồ sơ ứng viên Xuất sắc. Tuy nhiên, trong số này, chỉ có 100 sinh viên đạt yêu cầu.
Khảo sát kỹ hơn 100 sinh viên này, ông Phượng cho biết, 3/4 các em tự nhận thấy những gì mình được học chỉ đáp ứng được khoảng 75% yêu cầu công việc, chỉ khoảng 2% cho rằng với những gì mình được trang bị có thể đáp ứng 90% yêu cầu doanh nghiệp. “Còn lại chúng tôi phải đào tạo lại”, ông Phượng nêu thực tế.
Theo ông Phượng, các cán bộ được giao hướng dẫn các sinh viên cũng có những đánh giá khá tương đồng với khảo sát. Kết quả này phản ánh thực trạng kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm của sinh viên chưa thật sự đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo ông Phượng, có sự bất cập trong đánh giá sinh viên tốt nghiệp, khi mà tỷ lệ Khá, Giỏi, Xuất sắc của một số trường lên tới 99%. “Ngày xưa, nhiều sinh viên được đánh giá Trung bình nhưng thực hành tốt. Còn bây giờ, thậm chí rất nhiều sinh viên tốt nghiệp loại Xuất sắc nhưng chúng tôi vẫn phải đào tạo lại”, ông Phượng nói.
Từ đó, ông Phượng đề xuất các trường đại học đổi mới nội dung chương trình đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp, tức theo tín hiệu của thị trường chứ không phải đào tạo những cái mà trường có. Các trường cần có chính sách liên kết, mời doanh nghiệp tham gia vào một phần của đào tạo, cấp một số chứng chỉ để sinh viên bắt nhịp được “hơi thở” của doanh nghiệp, thị trường lao động.
Ông Phượng cũng đề xuất cần xem xét có cơ chế, tiêu chí chung để đánh giá thực chất chất lượng đào tạo của sinh viên hiện nay.
“Tức không để tỷ lệ Xuất sắc và Giỏi quá cao như thế. Bởi khi về đến doanh nghiệp, chúng tôi phải đánh giá lại, rất khó khăn”, ông Phượng nói.
PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, cho rằng, phía doanh nghiệp cũng chưa thật sự tích cực tham gia công tác đào tạo cùng các trường đại học. Bà Ngọc dẫn thống kê của Bộ GD-ĐT công bố năm 2021, có 135 trường đại học báo cáo hợp tác với hơn 6.120 doanh nghiệp, trung bình mỗi trường hợp tác với 60 doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động hợp tác là tiếp nhận sinh viên đến thực tập, kiến tập (với tỷ lệ hơn 90%). Hoạt động hợp tác phổ biến thứ hai là tài trợ, trao học bổng (với gần 70% doanh nghiệp tham gia). Còn việc tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy tại các trường đại học chỉ có 30%.
Để hạn chế, khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, theo bà Ngọc, doanh nghiệp cũng cần thiết lập bộ phận chuyên trách để phản biện, góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo của các trường đại học hướng theo nhu cầu sử dụng nhân lực từ phía mình.
Cùng đó, cần có chiến lược “nuôi dưỡng”, “ươm mầm” tài năng tại các trường đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; đặt hàng cơ sở đào tạo giải quyết những vấn đề cần thiết mà doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu...