Thầy giáo Vũ Cường |
Đây là quan điểm của giảng viên chuyên ngành báo điện tử Vũ Cường,ậttíttrênbáođiệntửMụcđíchcâukháchlàviệclàmkhôngcótínhnhânvăti so y Học viện Báo chí & Tuyên truyền trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Infonet xung quanh câu chuyện “giật tít- câu view” trên báo mạng hiện nay.
Có thời gian dài tham gia giảng dạy bộ môn báo điện tử, thầy đánh giá như thế nào về xu thế “giật tít, câu view” ở các báo mạng hiện nay? Xin thầy có thể khái quát các dạng giật tít, câu view mà các báo hiện nay đang áp dụng?
Thầy giáo Vũ Cường:Hiện Việt Nam có hơn 200 báo mạng điện tử và trang tin điện tử, cùng hàng chục nghìn trang tin nội bộ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về công nghệ, cũng như nhu cầu rất cao từ đọc giả, báo mạng điện tử đang có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận, hiện báo mạng Việt Nam đang diễn ra một hiện trang “giật tít, câu view”. Dẫn tới tình trạng này, có thể viện ra nhiều nguyên nhân: do các tờ báo chạy theo xu thế kinh tế thị trường, do nhiều toà soạn hiện lấy tiêu chí số lượng view để đánh giá, chấm công cho tin, bài, do bản thân một lượng không nhỏ độc giả chưa có kỹ năng chọn lọc và phân biệt những tít như vậy, hoặc do chính bản thân phóng viên chưa thực sự có đạo đức tốt trong tác nghiệp báo chí….
Giật tít, câu view chỉ là sử dụng những “thủ thuật” “mẹo” để làm sao độc gỉả kích chuột vào tít để đọc nội dung bên trong tin, bài. Mục đích nhằm tăng số lượng view cho tin, bài đó.
Có nhiều cách để câu view thông qua tít. Ví dụ như sử dụng những từ cảm thán, tạo cảm xúc quá mức, không đúng như bản chất của sự kiện sự việc, nhằm gây tò mò, kích thích độc giả vào đọc bài, hoặc thậm chí, tít hoàn toàn không ăn nhập với nội dung của bài viết.
Theo một nghiên cứu mới đây, nghiên cứu các tiêu chí đọc giả kích chuột vào tin, bài trên báo mạng, thì thứ tự ưu tiên được sắp xếp như sau:
- Trong tít có từ cảm thán
- Tít dài
- Trong tít có tính từ, trạng từ, động từ
- Tít ngắn
- Tít có câu hỏi hoặc từ để hỏi.
Như vậy, theo nghiên cứu này, không chỉ độc giả báo Việt Nam, mà độc giả báo mạng nói chung trên thế giới cũng có hiện tượng thích tít có tính từ, trạng từ, động từ, từ cảm thán… bởi chúng như những tiêu chí kích thích độc giả vào đọc nội dung bên trong tin bài. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, cần phải biết cách sử dụng những cụm từ cảm thán, tính từ, trạng từ.. đó như thế nào, để không bị coi là “giật tít – câu view”
Với mỗi cách giật tít như vậy theo thầy nhằm mục đích gì? Xét dưới góc độ truyền thông thì nó có tác động (tích cực, tiêu cực) như thế nào đến đối tượng độc giả cũng như người được phản ánh trong bài? Ví dụ như kiểu tít: “Ông lão 80 tuổi ôm chặt, sàm sỡ bé gái 15 tuổi”; “Cụ ông 70 tuổi kéo bé gái vào nhà tắm hiếp dâm”.
Thầy giáo Vũ Cường:Những tít nêu trên đã sử dụng những động từ, tính từ tạo cảm xúc rất mạnh để lôi kéo độc giả như “ôm chặt” “sàm sỡ”, “hiếp dâm”, hoặc sử dụng những con số mang lại tâm lý độc, lạ như “ông lão 80 tuổi”, “cụ ông 70 tuổi” “bé gái 15 tuổi”…
Xét về lý, đây chính là những thủ thuật khi viết tít, như đã nói ở trên, sử dụng những từ cảm thán, tính từ, trạng từ, động từ mạnh để lôi kéo sự chú ý nơi độc giả. Nhưng vấn đề ở đây, nằm ở chỗ, các tác giả này lợi dụng vấn đề liên quan tới đạo đức, các giá trị văn hoá xã hội, để tạo kích thích sự tò mò rất tầm thường nơi độc giả, chứ không dựa vào chất lượng thực sự của thông tin.
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra những tác động cụ thể của những loại tít như thế này đối với độc giả. Nhưng theo tôi, những kiểu tít này ít nhiều đều mang lại những tác động tiêu cực tới tâm lý. Việc nhấn mạnh vào chi tiết, hoặc sử dụng tính từ, động từ gợi hình ảnh...trong những vụ việc đau lòng nhằm mục đích câu khách là việc làm không có tính nhân văn. Với các nạn nhân cùng gia đình, việc này là “xát thêm muối vào nỗi đau” của họ. Với bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ, việc các tít báo như vậy xuất hiện với tần suất lớn có thể tạo ra sự chai lì trong tâm lý, chỉ kích thích được thị hiếu tầm thường, khó gợi được lòng thương cảm với nạn nhân, lâu dần có thể khiến họ không còn tinh thần đấu tranh chống lại cái xấu và cái tiêu cực.
Có ý kiến cho rằng xu hướng giật tít báo mạng hiện nay theo “từ khóa”, theo thầy điều này có đúng không?
Thầy giáo Vũ Cường:Theo các phân tích ở trên, đúng là có hiện tượng sử dụng “từ khoá” để viết tít. Thậm chí, Google còn có hẳn 1 chức năng để “đo” các cụm từ khoá theo ngày tháng, theo khu vực và theo ngôn ngữ. Điều này cho thấy việc sử dụng từ khoá viết tít là một xu thế hợp lý.
Nhưng điều đáng bàn ở đây, lại là phóng viên, tác giả cần phải có 1 cái đầu lạnh, biết phân biệt, và chọn lọc những cụm từ khoá phù hợp cho tin, bài của mình, và cũng phù hợp ở các góc độ chính trị, văn hoá, xã hội. Tránh những cụm từ phản cảm, tác động tiêu cực tới xã hội và cộng đồng.
Tuy nhiên, giữa cuộc cạnh tranh gay gắt của các phương tiện thông tin đại chúng, độc giả đôi khi chỉ đọc tít (nếu thấy hay, tò mò mới kích vào bài đọc). Vì thế, đôi khi bất chấp đạo đức nghề nghiệp phóng viên buộc phải nghĩ ra những cái tít “giật gân” nhằm câu khách. Vậy theo thầy làm thế nào để vừa hút độc giả mà tít bài không ‘giật gân”?
Thầy giáo Vũ Cường:Theo tôi, việc hút độc giả không chỉ nằm ở giật tít, mà còn ở chất lượng thông tin. Nếu muốn cạnh tranh trong môi trường truyền thông hiện nay, các cơ quan báo mạng phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của độc giả. Hiện nay đó là tăng cường các tác phẩm đa phương tiện (đồ họa, video, audio, chương trình tương tác...); tăng cường tương tác với độc giả bằng nhiều kênh (tận dụng truyền thông xã hội)...; nâng cao chất lượng và tốc độ cập nhật thông tin...
Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng, tít có vai trò quan trọng trong thu hút độc giả. Rất khó để có một tiêu chuẩn chung trong việc rút tít. Việc đặt tít như thế nào còn phụ thuộc vào thị hiếu của đối tượng độc giả hướng đến. Ví dụ nếu như bạn làm một trang báo cho tuổi teen mà bạn lại rút những tít quá “nghiêm túc”, hay bạn không biết sử dụng các thuật ngữ của teen, thì tôi nghĩ sẽ rất khó để thu hút độc giả, và đó cũng không được coi là tít hay.
Hay trước nay những người làm báo ở Việt Nam luôn quan niệm là tít cần ngắn gọn, súc tích... thì một tờ báo mạng nổi tiếng của Anh, có lượng độc giả lớn là Daily Mail lại đang có xu hướng đặt tít rất dài... Vì vậy, đặt tít thế nào cho hay, hấp dẫn, mà không “giật gân” là nằm ở sự sáng tạo của mỗi nhà báo. Đó có thể bắt đầu bằng yếu tố thời sự, nóng hổi, có thể rút ra chi tiết đặc sắc nhất, thông tin độc quyền, hay thông tin quan trọng nhất.... Có muôn vàn cách khác nhau, nhưng theo tôi, dù thế nào, các nhà báo vẫn nên tôn trọng nguyên tắc tính nhân văn trong rút tít nói riêng và sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung
Cảm ơn thầy.