Cậu học trò trốn trên gác xép thư viện để được đọc sách
PGS.TS.BS Lê Thanh Tùng,ầyhiệutrưởnggầnnămkhôngdámtắtđiệnthoạtruc tiép bong đá Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, cho rằng con đường trở thành giảng viên của mình “đến như một lẽ rất tự nhiên”. Những năm cấp 3, cậu học trò chuyên Toán của Trường THPT Vụ Bản B thường xuyên theo mẹ - vốn là giảng viên dạy môn Văn tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định – tới nơi làm việc, sau đó trốn trên gác xép thư viện để được đọc sách.
Ngày ấy, Tùng được biết tới là một cậu học trò “mọt sách”, tới độ nhiều lần quên cả thời gian khiến mẹ phải đi tìm khắp nơi.
16 tuổi đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội. Ngày đầu nhập học, cậu cũng chạy ngay tới thư viện để “thăm dò” trước địa bàn. Muốn vào được thư viện của trường, mỗi sinh viên đều cần đến một chiếc thẻ. Nhưng chỉ sau một tháng, cậu học trò năm nhất không cần dùng đến nữa.
Buổi sáng sau khi đi viện về, Tùng lại chạy lên khu vực yêu thích, đặt một cuốn giấy nháp lên bàn để “giữ chỗ”, sau đó đi ăn. Ngày nào, cậu cũng ngồi học đến 10 giờ đêm, khi thư viện chuẩn bị đóng cửa.
“Thời điểm ấy mọi thứ đều rất khó khăn, Internet cũng không hề tồn tại. Chúng tôi phải học hoàn toàn từ người thầy, tìm hiểu tri thức qua sách vở”, PGS.TS Lê Thanh Tùng nhớ lại.
PGS.TS.BS Lê Thanh Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định
Theo đuổi ngành Y vốn vất vả, khối lượng kiến thức cần học lớn. Ngoài việc học, sinh viên còn phải tham gia thực tập tại các bệnh viện.
“Chỉ tính việc đi lại cũng đã ngốn rất nhiều thời gian. Tôi còn nhớ, từ ký túc xá của Trường ĐH Y Hà Nội lên Bệnh viện Lao Phổi Trung ương rất xa, nhiều khi phải đạp xe đi từ sáng sớm, sau đó ở lại luôn tại viện để chờ đến ca trực tối. Nhưng dù khó khăn hơn, sinh viên khi ấy lại học rất tốt vì có phương pháp”.
Không có ghi âm hay nhiều giáo trình tham khảo, sinh viên phải luyện cách tốc ký thật nhanh những điều thầy cô giảng trên lớp. Sau này, khi trở thành giảng viên giảng dạy môn Phụ sản, thầy Tùng cũng truyền lại cho học trò rằng: “Đối với sinh viên Y, viết nhanh là một lợi thế rất lớn”, bởi vừa phải nghe, vừa phải hiểu, vừa biết tóm tắt ngay bằng những từ khóa thì mới có thể bắt kịp tốc độ giảng bài của các thầy.
Chàng sinh viên trường Y cũng có “bí kíp” học riêng khi luôn giắt theo trong túi một cuốn sổ ghi chép nhỏ. Sau mỗi giờ học, kiến thức trong ngày sẽ được cậu tóm tắt ngắn gọn để kể cả lúc đi dạo, nếu chợt quên cũng có thể mở ra xem lại.
“Có thể học ở bất kỳ đâu, trong thời gian nào là điều chúng tôi luôn cố gắng tận dụng khi ấy”, thầy Tùng nhớ lại.
Những người thầy đặc biệt
Học ở trường Y, điều khiến PGS Tùng nhớ nhất là những người thầy “có tâm trong sáng và luôn nhiệt huyết với nghề”.
Đó là những người thầy như thầy Đặng Văn Trung – ngành Nội khoa; thầy Phạm Song - nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, trước đây là trưởng bộ môn Truyền nhiễm hay những người thầy khác luôn sống cuộc đời âm thầm, giản dị,… Tất cả đều có ảnh hưởng sâu sắc đến định hướng và nhân cách của thế hệ học trò trường y.
Học ở trường Y, điều khiến PGS Tùng nhớ nhất là những người thầy “có tâm trong sáng và luôn nhiệt huyết với nghề”.
“Tôi còn nhớ một người thầy của tôi, ông là giảng viên môn Thần kinh và cũng là thương binh xuất ngũ. Dù rất bận rộn với công việc giảng dạy nhưng sáng nào, thầy cũng dành thời gian để tập thể dục, đánh xà đơn, xà kép. Hồi đó, tôi suýt không vào được trường Y vì chỉ nặng 40kg, sức khỏe kém. Nhưng thầy luôn động viên tôi cùng tập thể dục với thầy. Trong suốt 3 năm ở ký túc xá, hai thầy trò thường xuyên trò chuyện, đồng hành với nhau.
Sau này, khi đi viện, được thực tập trong khoa của thầy, tôi càng khâm phục về trí tuệ uyên bác cũng như cách thầy thăm khám, dặn dò người bệnh rất ân cần, chu đáo và có trách nhiệm.
Nhưng điều khiến tôi ấn tượng với thầy hơn cả là vào một buổi chiều, khi đang thực hiện công việc trong ca trực, thầy bị một nhóm người đến to tiếng, thậm chí dọa đánh. Dù thầy đã kiên nhẫn giải thích, nhưng những người này vẫn có thái độ căng thẳng.
Ngay sau khi thăm khám xong, thầy bình tĩnh cởi chiếc áo blouse xuống, sau đó bước ra phía ngoài sân và sẵn sàng đối thoại với phía người nhà người bệnh”.
Cách ứng xử của thầy giáo khiến PGS Tùng cảm thấy vô cùng khâm phục. Sau này, với vai trò là cán bộ y tế, thầy Tùng cũng nhận ra rằng, là bác sĩ phải làm tròn trách nhiệm của mình, nhưng cũng không được sợ hãi trước áp lực.
Đến khi đi dạy, PGS Tùng cũng căn dặn học trò, khi gặp người nhà người gay gắt, kích động, người bác sĩ luôn phải tỏ thái độ bình tĩnh. Bình tĩnh để giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin, có thái độ ứng xử đúng, không tạo sự đối kháng nhưng cũng phải biết bảo vệ bản thân.
Xây dựng 4 chữ “T” trong triết lý giáo dục
Bắt đầu về công tác tại Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định từ năm 1993, PGS.TS Lê Thanh Tùng đã trải qua nhiều vị trí, từ giảng viên, phó hiệu trưởng phụ trách công tác tuyển sinh, hiệu trưởng và hiện tại là chủ tịch Hội đồng trường, điều khiến thầy Tùng cảm thấy may mắn là được làm công việc phát triển ngành nghề điều dưỡng.
“Nhiều sinh viên khi mới bước chân vào trường còn chưa thực sự hiểu về ngành nghề và công việc của mình sau này. Nhiều em cho rằng ngành điều dưỡng không cao quý như bác sĩ, thu nhập không cao lại rất vất vả. Vì thế, quá trình tuyển sinh của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn.
Nhưng thực tế, điều tôi luôn nói với sinh viên khi mới bước chân vào trường rằng, điều dưỡng chính là một nghề cao quý. Vai trò của họ là không thể thiếu trong hệ thống y tế”.
Đến khi xây dựng triết lý giáo dục của trường, PGS.TS Lê Thanh Tùng cũng đề cập đến 4 chữ “T”, đó là: Tay – Tâm – Trí – Tự hào. Trong đó, chữ “Tự hào”có nghĩa, người điều dưỡng luôn phải tự hào với nghề nghiệp mà mình theo đuổi, bởi họ chính là người gần gũi nhất với người bệnh nhất. Thời gian tiếp xúc của người điều dưỡng với người bệnh cũng nhiều nhất. Đó là một điều hạnh phúc.
“Rất mừng là đến thời điểm hiện tại, tỉ lệ sinh viên bám ngành, bám nghề ở mức cao”, PGS.TS Lê Thanh Tùng nói.
PGS.TS Lê Thanh Tùng cũng thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại của học trò để xin ý kiến tư vấn.
Nhiều sinh viên sau khi ra trường, công tác tại các tuyến bệnh viện vùng sâu, vùng xa. Trong nhiều tình huống, họ phải đưa ra quyết định giống như một bác sĩ. Vì vậy, những khi cấp bách, sinh viên vẫn phải “gọi nóng” để xin ý kiến xử lý từ thầy, kể cả lúc nửa đêm.
Chưa khi nào thầy Tùng dám tắt máy, bởi lo sợ khi học trò cần, mình không thể phản hồi tức thời.
“Giờ đây, học trò đã tỏa đi khắp nơi, trên khắp mọi miền tổ quốc. Với người thầy, có lẽ đây chính là điều hạnh phúc nhất”, thầy Tùng nói.
Thúy Nga
Sau 10 năm cứu học sinh rơi xuống giếng sâu thoát chết, thầy giáo Nguyễn Duy Trình (Giáo viên trường Tiểu học Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vô cùng xúc động khi bất ngờ nhận được 'món quà đặc biệt' của gia đình.