Chúng tôi đứng trước một căn nhà trong con hẻm ở ấp Long Đại,đìnhnặnglòngvớinghềđanquạtởTâlịch thi đấu cúp c3 hôm nay xã Long Thành Bắc (H.Hòa Thành, Tây Ninh). Ở đó, những tàu lá tươi xanh đang được phơi trước nắng. Có lẽ, những tàu lá này sẽ được phơi khô để chằm nón.
Đám lá còn tươi phơi dưới nắng nóng. |
Đó là căn nhà của chị Trần Thị Bảy, 63 tuổi.
Trong nhà, một đống lá khô đang nằm ở 1 góc. Đối diện đống lá, trên chiếc xe đạp cũ kỹ, một chùm quạt được kết bằng loại lá nón treo trên ghi đông, dường như chủ nhân của những chiếc quạt đang chuẩn bị mang đi đâu đó.
Kéo xong chiếc ghế mời khách, chị lại tiếp tục công việc đan quạt đang dang dở của mình.
Tay vừa đan, chị vừa kể: 'Tôi đến với nghề nón từ năm 12 tuổi. Nhà nghèo, cả nhà sống bằng nghề chằm nón. Cha mất sớm, tôi phải nghỉ học rồi bám theo nghề. Được một thời gian, nghề chằm nón quá cực nên gia đình tôi chuyển sang nghề đan quạt. Lá chằm nón và lá đan quạt cùng một loại nên tôi cảm thấy không xa lạ gì'.
Chị Bảy so lá trước khi đan. |
Đôi tay của chị Bảy, thoăn thoắt. Chị làm biên, bẻ góc rồi trải đều chiếc quạt trên nền nhà. Hình trái tim đã ló dạng. Chẳng mấy chốc chiếc quạt đã xong. 'Đan quạt không nhiêu khê như chằm nón. Đơn giản, nhẹ nhàng, một ngày tôi có thể đan được gần 30 cây quạt', chị nói.
Cầm chiếc quạt trên tay, nhìn chị tiếp tục đan, chúng tôi vẫn chưa hình dung ra được nỗi khó khăn của người thợ. Nhưng chị Bảy cho biết, chị phải mất 6 tháng mới đan được.
'Mới nhìn vào, ai cũng tưởng dễ, mà dễ thiệt', chị vừa nói vừa cười. 'Tuy nhiên, muốn có một cây quạt tròn vành thì không dễ. Tôi đã nhiều lần đan xong rồi phải tháo ra đan đi đan lại'.
Những chiếc quạt được xếp sẵn trên xe. |
Mỗi chiếc quạt chỉ cần một tàu lá. Giá mỗi tàu lá là 2000đ, cộng với công đan, vốn chiếc quạt khoảng 5.000đ. Sau vài ngày đan chị mang sản phẩm ra chợ giao cho mối bán lẻ với giá 9.000đ. Như vậy với năng suất mỗi ngày của chị gần 30 chiếc, chị cũng kiếm được đôi chút để sống qua ngày mà không nhờ vả vào con cái.
Chị Bảy sinh được một người con trai. Con vừa lên 2 thì chồng mất, chị ở vậy và dùng 2 bàn tay miệt mài đan quạt nuôi con. Người con trai nay đã lớn, là thợ máy cho một gara ở TP. Tây Ninh. Chị cũng sắp có đứa cháu nội thứ 2.
Những chiếc quạt đã đan xong. |
Chị cho biết, 'Con trai nhiều lần đề nghị tôi nghỉ đan quạt nhưng làm sao nghỉ được. Tôi yêu nghề này lắm. Thu nhập ít, nhiều người bỏ nghề nhưng tôi vẫn cố bám. Chính nhờ vào nghề này đã giúp tôi nuôi con khôn lớn'.
Ở xóm này ngày xưa là xóm đan quạt. Trong con hẻm ngắn có đến gần 20 hộ làm nghề. Sau nhiều năm vật lộn với cuộc sống, nghề đan quạt không đáp ừng được nên nhiều người đã bỏ. Hiện tại nơi đây chỉ còn 3 hộ và chị Bảy là người tích cực nhất. Hai hộ kia chỉ làm cầm chừng.
Chị Bảy say sưa với công việc đan quạt. |
'Điều tôi lo nhất là hiện nay nguyên liệu rất khan hiếm. Lá mật cật - loại lá làm quạt, làm nón không còn nhiều. Có khi phải mua lá từ Campuchia nên giữ được nghề vô cùng khó khăn. Mặt khác, trên thị trường quạt điện quá rẻ và dễ mua nên ít người còn mặn mà với chiếc quạt đan tay này. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn phải giữ lấy để trả nghĩa cái nghề đã nuôi mẹ con tôi.
Giờ thì con đã lớn, mỗi ngày kiếm được chút ít cũng đủ qua bữa, khỏi phiền đến con. Quan trọng nhất là đan quạt vẫn nhàn nhã, còn hơn bán vé số vất vả nắng mưa', chị Bảy trải lòng với chúng tôi.
Mặt trống phải làm từ da trâu trên 10 tuổi, nuôi bằng cỏ tự nhiên. Ở Long An không kiếm được trâu, anh An phải đi đến Tây Ninh, qua Campuchia để tìm da trâu.