Cậu bé nặng 3,ếngkhócsơslna vs bình dương1kg dứt khóc và nằm ngoan ngoãn khi được đặt lên ngực mẹ. Dù chỉ được gần gũi con vài phút, nhưng chị K.L (35 tuổi, TP.HCM) cũng thở phào nhẹ nhõm. Đây là lần sinh mổ thứ 4 của chị, nguy cơ tai biến khá cao. Chị lại đang mắc Covid-19.
Ngắm nhìn thật chăm chú con trai, chị L. yên tâm trao bé cho các cô hộ sinh chăm sóc. Phải nhiều ngày nữa, khi sức khỏe ổn định, âm tính với SARS-CoV-2, chị mới được trở về nhà và gặp lại con. Đó là quy định với những người mẹ mắc Covid-19.
Chị L. ôm con trai vừa chào đời trước khi trao cho các cô hộ sinh. |
“Mình rất xót cho các bé”, hộ sinh Phan Thị Thanh Cúc chia sẻ. “Đáng lý khi vừa chào đời, các bé sẽ được bú những giọt sữa non đầu tiên, được mẹ ôm ấp trong lòng mỗi ngày. Nhưng để an toàn tránh lây nhiễm, các con được chuyển sang Khoa Sơ sinh. Nếu ổn định, bệnh viện sẽ báo cho người nhà đón con về trước. Mẹ sẽ xuất viện về sau. Thương lắm, các con rất thiệt thòi”.
Tại khu K1 (Khu điều trị Covid-19), Bệnh viện Hùng Vương, có khoảng 1.000 trẻ đã chào đời trong đại dịch. Giai đoạn khốc liệt nhất đã qua đi, TP.HCM giảm sâu số ca mắc Covid-19 và tử vong. Cả TP chỉ còn 33 thai phụ mắc Covid-19 tính đến ngày 9/1.
Tại tầng điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng của Bệnh viện Hùng Vương, hiện chỉ còn 2 thai phụ chuyển từ Tây Ninh và Bình Phước lên. Thai nhi phát triển ổn định và khỏe mạnh.
“Bệnh nhân này phải thở oxy dòng cao, điều trị kháng viêm, kháng đông, kháng virus theo phác đồ và đáp ứng tốt. Đến chiều nay, có thể chuyển đi tầng nhẹ hơn để theo dõi”, bác sĩ Hồ Viết Thắng, Trưởng khu K1 chia sẻ về bệnh nhân người Tây Ninh. Thời gian này, ông không còn phải đối mặt với đòn cân não khi các sản phụ đột ngột suy hô hấp như giai đoạn dịch bùng phát, nhưng áp lực vẫn còn đó.
Bác sĩ Hồ Viết Thắng, Trưởng khu K1 trò chuyện cùng sản phụ mắc Covid-19.
Tháng 12 vừa qua, khu K1 tiếp nhận một bệnh nhân là bác sĩ mắc Covid-19. Tình trạng bệnh rất nặng, thai 34 tuần, phải thở HFNC. Nữ bác sĩ này không chịu nói chuyện với ai, phát sinh suy nghĩ tiêu cực, luôn nghĩ rằng em bé sẽ chết, mẹ sẽ chết. “Có lẽ đó là cảm giác bất lực vì cô ấy là nhân viên y tế mà mắc bệnh nặng”, bác sĩ Thắng chia sẻ.“Không chỉ là bệnh lý, chúng tôi còn rất lo lắng cho tâm lý, tinh thần của bệnh nhân. Người bình thường mắc Covid-19 đã căng thẳng, huống chi khi mang trong mình một đứa trẻ”.
“Chúng tôi động viên, chia sẻ, nói chuyện mỗi ngày nhưng bệnh nhân bắt đầu có những hành vi bất ổn. Mỗi khi cô ấy đi dọc hành lang (ban công trên tầng 1) là mọi người căng thẳng, sợ sẽ làm chuyện dại dột nên phải theo sát. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Tâm thần sang hội chẩn, can thiệp tâm lý, thuốc thang.
Cũng thật may là bệnh tình tiến triển tốt, tâm lý ổn định, bệnh nhân xuất viện sau đó 2 tuần. Mới hôm qua, cô ấy nhắn tin báo sắp đến ngày sinh rồi”, bác sĩ Thắng tươi cười kể.
Đó không phải trường hợp cá biệt. Các thai phụ mắc Covid-19 đối diện với khủng hoảng tâm lý, sự lo lắng và nỗi cô đơn vì không có người thân bên cạnh suốt quá trình điều trị. Nhân viên y tế khi đó vừa là bạn, vừa là gia đình, để san sẻ cảm giác chông chênh ấy.
Hộ sinh Đồng Tuyết Hằng cho hay, cứ 6 tuần làm việc tại khu K1, chị được về nhà nghỉ ngơi 1 tuần, luân phiên làm việc. Giai đoạn đỉnh dịch, chị và đồng nghiệp có những đêm thức trắng vì bệnh nhân đông và nặng. Vất vả, mỏi mệt và có lúc sợ hãi vì dịch quá khốc liệt, nhưng chị Hằng không tránh khỏi xót xa khi chứng kiến cuộc vật lộn của những người mẹ mắc Covid-19.
“Sản phụ Covid tội lắm, không người nhà, không người thân. Nhiều cô buồn bã bỏ ăn bỏ uống, không có sức. Mình cũng ráng ở bên, động viên. Trước đây, các bạn tình nguyện viên phụ chăm sóc từ chuyện ăn uống, tắm rửa, gội đầu... chia sẻ với các cô ấy cho bớt tủi thân".
Một sản phụ Covid-19 chuẩn bị được mổ lấy thai. |
Theo bác sĩ Thắng, mỗi cuộc chuyển dạ đều rất nặng nề với người phụ nữ. Riêng thai phụ mắc Covid-19, phổi hoạt động kém, ca sinh phải gắng sức hơn bình thường rất nhiều. Nếu nhân viên y tế giảm đau tốt sẽ giúp người mẹ giảm được nhu cầu oxy và giảm stress.
Thực tế, sinh thường qua ngả âm đạo sẽ tốt hơn khi phục hồi. Nhưng tùy trường hợp, bác sĩ sẽ chuyển sinh mổ để bảo vệ cả bệnh nhân và thai nhi. Có giai đoạn, xuất hiện nhiều thai phụ chưa tiêm vắc xin Covid-19 khiến bệnh chuyển nặng rất nhanh. May mắn là tình hình này đã được khắc phục.
“Đón một em bé của người mẹ mắc Covid-19, nhất là ca nặng, vui gấp trăm lần niềm vui của ca bình thường. Tiếng khóc của con truyền năng lượng rất lớn cho chúng tôi. Đêm trực có dài dằng dặc đến đâu, nghe tiếng khóc đó là chúng tôi quên đói quên mệt.
Đặc biệt, nếu người mẹ bệnh nặng mà đủ sức sinh thường, thì hạnh phúc đó là vô cùng. Nghề sản là vậy, nghe tiếng khóc của các con là vui lắm”, bác sĩ Thắng cười lớn và bước vào phòng mổ.
Một sản phụ mắc Covid-19 đang chờ ê-kip đón thai nhi chào đời.
Một bé trai chào đời khi mẹ mắc Covid-19 tại Bệnh viện Hùng Vương. |
Linh Giao
Đang mang song thai sau khi thụ tinh nhân tạo, người mẹ 41 tuổi lại rơi vào nguy kịch vì Covid-19.