Quân đội Mỹ hồi tuần trước cho biết,élộlýdoMỹđiềumátrực tiếp bóng đá uruguay cuộc tập trận Thái Bình Dương Sắt 2021 là hoạt động của không quân nước này khi triển khai các lực lượng tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và huấn luyện binh sĩ trở nên “nguy hiểm hơn, thích nghi hơn và kiên cường hơn”.
Dàn tiêm kích F-22 tại đảo Guam, Mỹ hôm 18/7. Ảnh: Không quân Mỹ |
“Khoảng 25 máy bay tiêm kích F-22 Raptor (chim ăn thịt) thuộc biên chế lực lượng Vệ binh Quốc gia trên không ở bang Hawaii, sẽ cất cánh từ căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson thuộc bang Alaska, để tới các đảo Guam và Tinian. Chúng tôi chưa bao giờ có nhiều máy bay Raptor được triển khai cùng một lúc như vậy đến các khu vực thuộc phạm vi hoạt động của Lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương”, Tướng Ken Wilsbach, Tư lệnh Lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, nói với hãng tin CNN.
Ông Wilsbach cho biết, ngoài 25 chiếc F-22, không quân nước này còn điều động 10 tiêm kích đa nhiệm F-15E Strike Eagles, hai vận tải cơ C-130J Hercules và 800 binh sĩ tham gia cuộc tập trận Thái Bình Dương Sắt năm nay.
Máy bay F-22 tại đảo Guam, Mỹ hôm 18/7. Ảnh: Không quân Mỹ |
Nhà bình luận quân sự Leung Kwok-leung làm việc tại Hong Kong nhận định, việc Mỹ triển khai một lượng lớn tiêm kích tiên tiến như vậy là nhằm đối phó với các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ lý do chính cho việc triển khai các máy bay F-22 tới khu vực phía tây Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn các máy bay ném bom chiến lược tiên tiến của Trung Quốc, trong đó có oanh tạc cơ thế hệ mới, có thể thực hiện các nhiệm vụ không kích vào lãnh thổ Mỹ”, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Leung nói.
Binh sĩ Mỹ dỡ phương tiện trong khoang vận tải cơ C-130J Hercules. Ảnh: Không quân Mỹ |
Theo tờ SCMP, nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, khi máy bay ném bom thế hệ mới Xian H-20 của Trung Quốc được cho là có khả năng không kích các mục tiêu thuộc ‘chuỗi đảo thứ hai’. Thậm chí khi được trang bị các tên lửa hành trình có vận tốc siêu thanh, Xian H-20 có thể tấn công những mục tiêu nằm xa hơn nữa.
Trong khi đó, học giả quân sự Chu Ba làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh và Chiến lược quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa lại cho rằng, việc Washington điều nhiều máy bay tới tham gia tập trận gần Trung Quốc sẽ khiến căng thẳng tăng lên trong khu vực Thái Bình Dương.
“Nhiều cuộc tập trận của Mỹ trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đều nhằm vào Trung Quốc, và từ động thái Washington triển khai một lượng lớn tiêm kích như vậy, chúng ta có thể thấy rõ đây là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh. Cuộc tập trận sẽ không thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực”, ông Chu nói.
Tuấn Trần
Không quân Mỹ sẽ điều động hơn hai chục chiến đấu cơ tàng hình F-22 cho một cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này.