- Tôi lập gia đình và có con chung là cháu trai sinh ngày 23/6/2010. Do cuộc sống chung mâu thuẫn nên tháng 11/2010,ợcũkhôngcóviệclàmlạicứtranhquyềnnuôfc ryukyu vợ chồng chúng tôi ly thân.
Các tin liên quan |
Vì kiếm tiền, sẵn sàng bỏ lại chồng con Ở với chồng không tình yêu...tôi lạc bước Thừa bằng cấp, thiếu kỹ năng sống khó xin việc? Báo VietNamNet trao cho Tiến Đạt hơn 33 triệu đồng Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 4/2013 (Lần 2) |
Tới tháng 1/2012 vợ tôi đón cháu về nhà gửi bố mẹ cô ta nuôi. Tới ngày 9/6/2012, cô ta đã mang cháu trả lại cho tôi nuôi dưỡng tới bây giờ. Sau đó cô ta viện cớ con dưới 3 tuổi là phải do mẹ chăm sóc nên đòi lại.
Hiện tại cô ta không có việc làm ổn định. Vậy tôi có thể giữ con lại nuôi dưỡng được không?
(Ảnh minh họa) |
Luật sư tư vấn:
Chào anh, chúng tôi xin trả lời anh như sau:
Pháp luật về hôn nhân gia đình Việt Nam hiện hành chỉ công nhận chấm dứt quan hệ hôn nhân khi có bản án, quyết định của Tòa án.
“Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.”
Trường hợp của anh, tuy anh và vợ anh đã sống ly thân, nhưng về mặt pháp lý vẫn là vợ chồng. Vì vậy, quyền nuôi con trong thời kỳ hôn nhân thuộc về cả hai vợ chồng.
Nguyên tắc, khi ly hôn quyền nuôi con thuộc về người mẹ nếu con dưới ba tuổi được quy định tại điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000. Nguyên tắc này chưa áp dụng khi hai vợ chồng chưa ly hôn.
Điều 92 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 quy định:
“Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn