17h ngày 7/5,útcuốicủanạnnhânvụtainạnhầmKimLiênContraingâyngôkhôngbiếtmẹmấbảng xếp hạng bóng đá nữ tây ban nha người đàn ông gầy gò dừng xe trước cửa căn nhà 16B Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội). Anh chậm rãi dựng xe, quay ra cởi mũ bảo hiểm cho con trai.
Anh là Nguyễn Ngọc Quang (SN 1972), chồng của chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976), một trong hai nạn nhân bị tử nạn trong vụ tai nạn hầm Kim Liên đêm 1/5.
Chị Yến (tóc dài) và chị Quỳnh - hai nạn nhân trong vụ tại nạn ở hầm Kim Liên đêm 1/5 |
Sau sự ra đi của vợ, anh trở thành chỗ dựa duy nhất cho cậu con trai mắc chứng tự kỷ.
Thi thoảng, bạn bè, người thân vẫn qua lại, hỏi han, động viên gia đình anh Quang.
Thấy nhà có khách, Minh Quân cất giọng chào bằng giọng ngọng ngịu rồi nhanh chóng chạy vào phòng ngủ.
Giọng nghẹn ngào, anh Quang chia sẻ: ‘Đến bây giờ tôi cảm giác mọi chuyện như một giấc mơ, vẫn chưa dám tin vợ mình đã qua đời, đau xót nhưng không thể giãi bày cùng ai. Lúc này, tôi gắng gượng để chăm sóc cho hai con, nhất là Quân.
Năm nay 15 tuổi nhưng trí não cháu cũng chỉ như trẻ lên 3. Tôi không dám rời mắt khỏi cháu quá 10 phút’.
Quân ngây ngô đùa nghịch, không hay biết mình đã mất mẹ mãi mãi |
Anh Quang kể, hai vợ chồng anh kết hôn năm 1999, sinh con gái đầu khỏe mạnh, thông minh. Năm 2004, vợ chồng anh Quang hạnh phúc khi con trai út ra đời. Minh Quân có gương mặt khôi ngô, trắng trẻo. Cuộc sống đôi vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn nhưng lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười.
Thời điểm này, anh Quang làm tài xế, lo kinh tế gia đình. Chị Yến ở nhà chăm sóc, chu toàn con cái.
Thế nhưng, con trai càng lớn, vợ chồng anh Quang càng nhận thấy dấu hiệu khác biệt ở con so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Gần 3 tuổi, Minh Quân không nói, không phản ứng với bất kỳ sự tiếp xúc nào của bố mẹ.
‘Cháu gần như vô cảm với thế giới xung quanh’, anh Quang bật khóc nhớ lại.
Mơ hồ con trai đang gặp vấn đề, vợ chồng anh Quang đưa con vào viện Nhi Trung Ương khám. Thông báo của bác sĩ như sét đánh ngang tai. Bác sĩ kết luận, Minh Quân mắc hội chứng tự kỷ.
‘Nghe đến từ ‘tự kỷ’, vợ chồng tôi hoàn toàn mù tịt thông tin. Tư liệu tìm hiểu ít ỏi, mọi thứ đều phải mày mò. Bác sĩ tư vấn, trong bệnh viện đang có lớp học chuyên về dạy trẻ mắc hội chứng này, hai vợ chồng cho con theo.
Hàng ngày Yến đến học cùng con, xem cách giáo viên dạy, về nhà dạy lại cho con. Có giai đoạn, hai vợ chồng thực sự khủng hoảng vì lo nghĩ’, chồng chị Yến kể.
Căn nhà tồi tàn gia đình anh Quang sinh sống |
Vẫn lời anh Quang, phần lớn việc dạy dỗ, tập luyện cho Quân đều do chị Yến đảm đương vì anh phải chạy vạy, lo kinh tế.
‘Đến lúc tôi gặp vấn đề về sức khỏe, mắc nhiều bệnh, hầu như việc nặng nhọc không thể làm được nữa vì tay chân sưng, nổi cục. Mọi gánh nặng lại dồn lên vai Yến.
Cách đây 5 năm vợ tôi xin vào Nhà hát Kịch Việt Nam làm nhân viên phục trang. Tôi ở nhà chạy hàng lặt vặt, chủ yếu dành thời gian đưa đón Quân đi học’, người đàn ông SN 1972 nói.
Nhắc đến quá trình nuôi dạy con trai út, anh Quang cũng chia sẻ thêm, nhận thức của Quân tiến triển rất chậm, chủ yếu học viết và vẽ nhưng quên rất nhanh.
Anh Quang tâm sự: ‘Tôi dạy cháu điều gì, chỉ vài phút là con quên, sau đó cháu nhắc lại lời mình nói như một máy ghi âm.
Mọi vận động, ăn uống cháu có thể tự làm nhưng không để ý là cháu quậy phá, có gì trước mặt là lôi ra nghịch, ném khắp nhà.
Bác sĩ nói bệnh của Quân là tự kỷ dạng tăng động, không kiểm soát được suy nghĩ và chân tay, không bao giờ có thể ngồi yên một chỗ.
Cháu như vậy nên tôi không dám đi đâu lâu, tranh thủ con học chạy xe kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Đều đặn 8 giờ sáng tôi đưa con đến trường, 4 giờ chiều đón về. Lâu nay, con gái lớn vừa học vừa xin dạy thêm đỡ đần bố mẹ nhưng thu nhập cũng không cao’.
Minh Quân trong đám tang mẹ |
Tiếng đài tụng kinh vang đều đều, khói hương nghi ngút trước di ảnh chị Yến. Từ ngày mẹ ra đi, con trai chị chưa một lần cảm nhận được nỗi đau ập xuống cuộc đời mình.
‘Hôm xảy ra tai nạn, vợ chồng tôi đã đóng cửa đi nghỉ nhưng 11h đêm, Yến nhận cuộc điện thoại, nghe bạn nhờ việc gì đó rồi dắt xe đi. Sau đó tôi nhận được hung tin.
Lúc vợ nằm bệnh viện, tôi đưa Quân vào, dặn: ‘Con vào gặp mẹ lần cuối, để mẹ đi thanh thản nhưng Quân không vào. Con bảo: ‘Vào làm gì?’. Ngay cả hôm vợ hỏa táng, tôi dắt tay con, nói con nhìn mẹ mà con nhất định không nhìn.
Tôi chứng kiến cảnh đó như chạm đến tận cùng nỗi đau. Điều vợ tôi khắc khoải nhất cuộc đời có lẽ là tương lai của Quân. Với tình trạng hiện nay, hi vọng để cháu hòa nhập với cộng đồng, như bao đứa trẻ khác là rất khó', anh Quang mệt mỏi nói.
Chồng chị Yến chia sẻ thêm, trước mắt, Minh Quân được trường đang theo học hỗ trợ 2 năm học phí. Khi nào hết 2 năm, anh mới có thể tính tiếp...
Ra đến bãi giữ xe, ngưỡng chịu đựng của người mẹ khốn khổ đã quá giới hạn. Thấy tương lai của con tăm tối quá, chị khóc òa. Chị khóc như một đứa trẻ ngay giữa sân trường...