Tổng vốn đầu tư bố trí cho nôngnghiệp,ànhmộtnửatổngvốnđầutưpháttriểntừngânsáchchotamnôlịch thi đấu bóng đá nga nông thôn, nông dân trong 3 năm (2009- 2011) là 286.212 tỷ đồng, bằng52,3% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước và trái phiếuChính phủ.
Phiên họp thứ bảy của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Báo cáo giám sát tình hình banhành và thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho tam nông từ năm 2006đến năm 2011 (thuộc Chương trình giám sát của Quốc hội) do Trưởng Đoàn giám sátNguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốchội sáng 18-4 tại phiên họp thứ bảy.
Báo cáo nêu rõ Đảng, Nhà nước đãban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển tam nông, huy động toàn bộhệ thống chính trị để giải quyết đồng bộ các vấn đề ở nông thôn. Quốc hội đãban hành nhiều Luật, Pháp lệnh làm khung cho sự phát triển tam nông.
Chính phủ ban hành 8 Nghị quyết,45 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 137 quyết định có liên quan và cácbộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 138 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thihành.
Các địa phương đã ban hành cácchương trình hành động, nhiều quyết định liên quan để triển khai thực hiện,đồng thời ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương đối với việcđầu tư công cho tam nông.
Theo báo cáo của Đoàn giám sát,sau khi có Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nôngdân, tổng vốn đầu tư bố trí cho lĩnh vực này trong 3 năm (2009- 2011) là286.212 tỷ đồng, bằng 52,3% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhànước và trái phiếu Chính phủ, gấp 1,95 lần so với trước khi có Nghị quyết (giaiđoạn 2006-2008).
Các nguồn vốn ODA ưu đãi khácdành cho nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp và thủy sản lên tới gần 4 tỷ USD. Dưnợ cho vay theo cơ chế thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăngbình quân gần 24%/năm.
Nhà nước cũng ưu tiên đầu tư cơsở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, tácđộng tích cực cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, góp phần nâng caođời sống nông dân, cải thiện diện mạo nông thôn. Đến 2011, cả nước có 8.940 xãcó đường ô tô đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã, chiếm 98,6% tổng số xã...
Các chỉ số phát triển hạ tầng nông thôn còn được thểhiện ở hệ thống y tế, trường học, điện, nước sạch, chợ, vệ sinh môi trường,mạng lưới thông tin văn hóa.
Các ý kiến Thường vụ Quốc hội đềunhận định rằng đời sống sản xuất kinh doanh, sinh hoạt ở nông thôn của nông dânđã có bước phát triển hơn so với thời gian trước (giai đoạn trước năm 2009).
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Dântộc Ksor Phước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phátcho rằng báo cáo cần khẳng định, sự phát triển của tam nông đã góp phần củng cốan toàn, trật tự, an ninh quốc phòng cho đất nước.
Nêu bật nội dung giám sát
Ngoài những báo cáo giám sát vềvốn đầu tư cho tam nông, sự phát triển của hạ tầng cơ sở nông thôn, Đoàn giám sát còn thực hiện giámsát các vấn đề như việc đảm bảo an sinhxã hội ở nông thôn, các chương trình mục tiêu quốc gia, việc mới phương thứchoạt động của các hợp tác xã, mô hình sản xuất nông nghiệp, quy hoạch quản lýrừng, phát triển làng nghề...
Cho rằng nội dung giám sát nhưvậy là quá rộng, nhiều ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội như Chủtịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn, Chủ nhiệm Ủy banDân tộc Ksor Phước,... đề nghị Đoàn giám sát cần thu hẹp nội dung giám sát đểQuốc hội nắm rõ những nội dung chính và ra Nghị quyết về vấn đề này.
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủyban các vấn đề xã hội đề nghị, vấn đềđất đai ở nông thôn là vấn đề rất lớn, có liên quan đến đầu tư công nên Đoàngiám sát cần bổ sung trong báo cáo. Ngoài ra, cần giám sát năng lực của bộ máychính quyền nông thôn để có thể thực hiện hiệu quả chính sách phát triển tamnông.
Cũng theo bà Trương Thị Mai, từnhững kết quả giám sát, báo cáo cũng cầnthiết khát quát được bộ mặt tam nông 10 năm tới như thế nào và đưa ra ý kiến đểlàm sao người nông dân có thể thoát nghèo bền vững.
Theo Chinhphu.vn