Rơi que thử thai trên tàu hoả
Chị Thùy Linh (35 tuổi,âmsựmẹbỉmsữatậpMẹrasứckiếmtiềnmuanhàđểđónconvềđoàntụbang xep hang ngoai hang nga TP.HCM) là nhân vật xuất hiện trong tập 206 của chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa. Chị đang làm mẹ đơn thân, trực tiếp nuôi nấng một bé 9 tuổi và một bé 2,5 tháng.
Sau thời gian ngắn sinh con, chị Linh nhanh chóng lấy lại vóc dáng và vẻ ngoài xinh xắn. Chị tự tin kể lại hành trình làm mẹ đơn thân và vượt qua thử thách để đoàn tụ với con gái.
Chị Linh kể, sau 1 năm kết hôn, vợ chồng chị quyết định có em bé. Trước đó, chị tìm hiểu rất kỹ và chuẩn bị sức khỏe sinh sản tốt nhất để đón con.
Chị rất nhạy cảm và hiểu rõ sự thay đổi của cơ thể. Thế nên, chu kỳ kinh nguyệt chỉ chậm đúng 1 ngày, chị đã cảm nhận được mình đậu thai.
Ngay lập tức, chị đi mua que thử và mừng rỡ khi linh cảm của mình đã đúng. Để chắc chắn hơn, chị tự đến phòng khám gần nhà để kiểm tra thêm lần nữa.
“Bác sĩ chẩn đoán thai nhi còn quá nhỏ, cần chờ thêm 6-8 tuần để khẳng định phôi phát triển hay không”, chị Linh thuật lại.
Chị Linh không thông báo ngay cho chồng, âm thầm lên mạng tìm hiểu cách ăn uống, đi đứng… tốt cho thai nhi. Chị dự định, thai nhi ổn định sẽ báo tin vui cho chồng và hai bên gia đình.
Tuy nhiên, đúng dịp đó, chị Linh cùng cả nhà chồng về quê ăn Tết. Tất cả cùng nằm chung một phòng trên tàu hỏa.
Trong lúc sắp xếp hành lý, chị Linh làm rơi que thử thai xuống sàn. Mẹ chồng chị nhặt được que và hỏi con dâu. Vì vậy, chị đành thông báo sớm với cả nhà.
Chị Linh nói, bản thân may mắn khi có một thai kỳ không mệt mỏi, không thèm ăn. Gần ngày dự sinh, chị được bác sĩ thông báo có dấu hiệu sắp sinh và yêu cầu nhập viện. Tuy nhiên, chị dự đoán mình chưa sinh, nhất quyết về nhà ngủ.
Chị Linh kể: “Tôi không biết tại sao lúc đó lại tự tin như thế. Có lẽ, linh cảm của người mẹ thường chính xác”.
5h sáng ngày hôm sau, chị Linh thức dậy, tắm rửa, thay quần áo, chuẩn bị vật dụng thiết yếu và bắt đầu hành trình đi sinh.
Mua nhà mới được đón con
Dù trải qua thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ nhưng chị Linh phải đối diện thử thách là những cơn đau đẻ quằn quại.
Lần đầu sinh con, chị Linh không rõ những phương pháp sinh con không đau. Thế nên, bác sĩ tư vấn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để “đẻ không đau” thì chị tự tin từ chối.
“Lúc bác sĩ tư vấn, tôi không thấy đau nên nghĩ không cần thiết phải tiêm. Thế nhưng, ngay sau đó, tôi bắt đầu cảm nhận được những cơn đau khủng khiếp ập đến. Đúng như các bà các mẹ hay bảo là đau đến mức cầm thanh giường vắt ra nước”, chị Linh chia sẻ.
Vượt cạn an toàn, chị Linh được nhà mẹ đón về quê chăm sóc trọn 6 tháng. Em bé ngoan ngoãn, dễ nuôi và hay cười.
Hạnh phúc làm mẹ chưa được bao lâu, chị Linh phải đối diện với những xáo trộn của cuộc sống. Qua đấu tranh tâm lý, chị quyết định chấm dứt hôn nhân.
“Con tôi còn quá nhỏ. Đáng ra, bé phải được lớn lên trong gia đình hạnh phúc. Mỗi lần nhìn con, tôi thấy thương vô cùng, cảm giác tội lỗi cứ vây lấy”, chị Linh tâm sự.
Ly hôn khi con tròn 16 tháng tuổi, chị Linh chưa đủ khả năng tài chính và tâm lý không ổn định. Thế nên, bố mẹ chồng đưa ra yêu cầu nếu chị mua được nhà ở TP.HCM thì mới được đón con về.
Thương con, không muốn bé chịu khổ cùng mình, chị Linh lựa chọn cho con sống cùng ông bà nội.
Để sớm đoàn tụ với con gái, chị Linh lao vào làm việc, vắt kiệt sức kiếm tiền mua nhà. Chị không còn thời gian suy nghĩ đến những chuyện tiêu cực mà chỉ ước có thật nhiều tiền.
Đó là chuỗi ngày chị làm việc xuyên đêm, rồi tranh thủ thời gian chạy sang nhà chồng cũ thăm con.
Vượt qua nghịch cảnh, chị Linh mua nhà lúc con gái 4 tuổi. Thời điểm đó, dịch bệnh bùng phát, ông bà nội của bé phải về miền Bắc. Do đó, bé thuận lợi đoàn tụ cùng mẹ.
Hiện tại, con gái đầu của chị Linh đã có thể giúp mẹ chăm em, làm việc nhà. Đặc biệt, cô bé rất hiểu chuyện và yêu thương mẹ thật nhiều.