Anh Huỳnh Quốc Hùng (30 tuổi) vừa trải qua ca mổ trong buổi sáng,ámcảnhmẹgóaxinănthángnuôihyvọngcứucontraitainạvô địch tây ban nha máu vẫn rỉ thấm ướt cả băng. Đây là lần mổ thứ 5 của anh kể từ khi bị tai nạn đến nay. Đứng bên cạnh, người mẹ nghèo chất phác chỉ biết khóc nghẹn. Cả đời cô Dương Thị Chính chưa từng bước chân ra khỏi tỉnh, cho đến khi con trai gặp nạn.
Gần 8 tháng, cô Dương Thị Chính đưa con trai đi khắp các bệnh viện để điều trị sau tai nạn giao thông. |
Người phụ nữ góa chồng đến giờ vẫn chưa thể tỉnh hẳn khỏi cơn ác mộng. Cô tâm sự: “Một ngày đầu tháng 9 năm ngoái, tôi đang ở nhà thì bất ngờ hay tin con bị tai nạn giao thông nặng lắm, được đưa vào bệnh viện tỉnh Quảng Ngãi rồi. Lúc ấy tôi mơ hồ, vội vàng chạy lên thì bác sĩ nói phải đưa con ra Đà Nẵng gấp.
17 ngày đầu, con hôn mê không tỉnh vì não bị chấn thương, tôi như người mất hồn. Bác sĩ nói phải chữa vùng đầu để cứu tính mạng thằng bé trước. 17 ngày sau mới mổ chân, lúc này, vết thương đã bị nhiễm trùng”.
Lại một lần nữa, cô nghe thấy bác sĩ đề nghị chuyển gấp con trai mình vào bệnh viện tại TP.HCM vì vết thương quá nặng, trái tim người mẹ lúc nào cũng như bị treo lơ lửng.
Tại TP.HCM, anh Hùng được đưa vào Bệnh viện Chấn thương – Chỉnh hình, sau đó đưa về Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp. Trong vòng chưa đầy 8 tháng, anh đã trải qua 5 ca mổ để giữ tính mạng.
Bị những vết thương hành hạ, nhất là khi trái gió trở trời, anh Hùng trở nên thay đổi tính nết. “Ngày xưa nó hiền và hiếu thảo lắm, lúc nào cũng một "mẹ", hai "mẹ". Từ khi tỉnh dậy sau tai nạn, thỉnh thoảng nó cáu gắt, gọi tôi là "bà". Tôi không ghét bỏ, chỉ là thương số phận của con”, cô Chính quay đi, giấu giọt nước mắt lăn dài.
Người phụ nữ góa chồng giờ đây luôn đau đáu nỗi sợ mất con. |
Bác sĩ cũng chẳng thể tiên lượng khi nào thì chân anh có thể hồi phục hoàn toàn. |
Anh Hùng mồ côi cha khi mới 12 tuổi. Chứng kiến mẹ một thân tảo tần để nuôi con ăn học, hết lớp 9 thì anh xin nghỉ để đi làm mướn. Ở quê nghèo đa số đều làm nông, thỉnh thoảng có người gọi đi chặt mía, vác mía, nhổ cỏ… anh đều hăng hái.
Chàng trai hiếu thảo thường xuyên rủ rỉ trò chuyện với mẹ, mong sau này sớm kiếm được tiền để cuộc sống của mẹ bớt vất vả. Công việc làm mướn quá bấp bênh, anh quyết định xin vào là cho một công ty ở tỉnh. Chẳng ngờ mới được 2 tháng thì xảy ra chuyện.
Ngày thường, cô Chính ở nhà làm 2 sào ruộng, nuôi vài con gà và 2 con lợn, dự tính cuối năm bán để lấy tiền sắm Tết. Thế nhưng, con trai xảy ra chuyện không may, cô phải bán non khi chưa đến lứa, còn phải bán cả chiếc xe máy cũ, được 9 triệu đồng để đóng viện phí. Ngoài ra, cô chỉ còn biết đi vay mượn của những người thân quen. Chỉ trong vòng 8 tháng, số tiền nợ của cô đã gần 200 triệu đồng.
Cô Chính cố kìm sự xúc động: “Từ đó đến nay, tôi đưa con đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. Khi không còn vay mượn được nữa thì tôi đi xin, cầm cự được đến giờ. Thế nhưng bác sĩ nói do chân của con tôi không được điều trị kịp thời nên nhiễm trùng nặng quá, muốn chữa khỏi thì phải tốn thời gian dài. Tôi chẳng còn chỗ nào để cậy nhờ nữa rồi cô ạ”.
Thiếu thốn tiền điều trị, ngày ngày, người mẹ nghèo phải ngửa tay xin tiền và đồ ăn từ những người xa lạ. Thế nhưng, dịch bệnh, chẳng ai có thể cưu mang mẹ con cô được mãi.
Thương cho cảnh người mẹ góa phải đi xin từng đồng để níu hy vọng cứu con trai, các bác sĩ Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp không khỏi xúc động. Họ kêu gọi nhau chia sẻ, giúp đỡ cho cô nhưng cũng chẳng được là bao. Còn người mẹ nghèo thường ngồi thẫn thờ, lo sợ con trai sẽ bị trả về.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: