Mới đây,ệnhviệnViệtĐứcphảnhồitinbácsĩHàDuyThọgiớithiệucôngtácởviệkeo chap Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra đột xuất địa điểm khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ và bà Đặng Thị Tuyết Thu (vợ ông Thọ) trên địa bàn quận Phú Nhuận.
Ông Thọ là người khá nổi tiếng trên mạng xã hội Facebook và Tiktok, được biết đến với tên gọi "bác sĩ Hà Duy Thọ".
Trước khi bị Sở Y tế TP.HCM kiểm tra và bắt quả tang khám chữa bệnh không phép, ông Thọ đăng tải nhiều clip trên Facebook và Tiktok với nội dung được cho là thiếu căn cứ về dinh dưỡng hay điều trị ung thư.
Trên YouTube, một kênh có tên "bác sĩ Hà Duy Thọ" với hàng nghìn người đăng ký theo dõi, đăng tải nhiều clip ngắn giới thiệu ông này là "chuyên gia dinh dưỡng và thực dưỡng, tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1996, công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hà Nam".
Tuy nhiên, phản hồi VietNamNet về việc có bác sĩ Hà Duy Thọ từng công tác tại viện hay không, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho hay đã tổ chức rà soát hồ sơ nhân sự của toàn viện trong nhiều năm và không thấy trường hợp này thuộc bệnh viện, không có hồ sơ.
"Các thầy giáo, cô giáo, các bác sĩ công tác lâu năm và lãnh đạo đã về hưu của viện cũng không biết đến tên bác sĩ Hà Duy Thọ", đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết sáng 16/11.
Trước đó, thời điểm kiểm tra địa điểm khám chữa bệnh không phép của ông Hà Duy Thọ, Thanh tra Sở Y tế ghi nhận căn nhà của ông Thọ không treo biển hiệu nhưng vẫn mở cửa hoạt động, có người bệnh đến khám chữa bệnh, không niêm yết giá dịch vụ khám chữa bệnh, không có sổ cập nhật, không có hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh. Ông Thọ không trình được bằng cấp và chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Đoàn kiểm tra còn phát hiện có "Phiếu khấn nguyện trước khi ăn", phiếu phương pháp OHSAWA công thức số 6, công thức số 7 (phương pháp thực dưỡng) ghi thông tin “BS Hà Duy Thọ”; một số thực phẩm bổ sung, các chai dung dịch có nhãn hiệu "Dr Tho".
Một tài khoản Tiktok có tên "BS Hà Duy Thọ" đăng tải các thông tin y khoa như "uống sữa gây loãng xương; ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư hay nước mắm ăn thừa sau 4 tiếng sẽ tạo ra chất gây ung thư".
Nhiều bác sĩ bày tỏ bức xúc trước những thông tin y khoa sai lệch trên vì có thể ảnh hưởng tiêu cực nếu người bệnh tin và làm theo.
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM cho biết tiếp tục làm việc để xác lập các hành vi vi phạm của các cá nhân tại địa chỉ đã kiểm tra, làm rõ nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm đang sử dụng bán cho bệnh nhân và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.