Việt Nam sẽ xây dựng được một nền công nghiệp an toàn,ệtNamphảilàmchủhệsinhtháicácsảnphẩmcủaantoànanninhmạkèo bóng tây ban nha an ninh mạng hùng mạnh. |
Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam cần đẩy mạnh vấn đề an toàn, an ninh mạng, phát triển doanh nghiệp an ninh mạng trong nước tiến đến trở thành cường quốc an ninh mạng. “Không chỉ là biện pháp kỹ thuật, phải bố trí ngân sách để đảm bảo an toàn thông tin, trong cấu trúc bắt buộc phải có hạng mục về an ninh mạng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để làm tốt việc này, chúng ta phải làm chủ hệ sinh thái các sản phẩm của an toàn, an ninh mạng, phải xây dựng được một nền công nghiệp an toàn, an ninh mạng hùng mạnh.
Việt Nam đã làm chủ 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Đến đầu năm 2021, chúng ta sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này. Đây là niềm tự hào Việt Nam bởi rất ít nước trên thế giới có thể làm được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, niềm tin số sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó được sử dụng để xây dựng hạ tầng nền tảng quốc gia.
Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng dùng nguồn mở. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực an toàn, an ninh mạng.
Các doanh nghiệp an toàn, an ninh mạng phải hợp tác chặt chẽ ngay từ đầu với những doanh nghiệp phát triển sản phẩm và dịch vụ ICT để các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống ICT được đảm bảo an toàn ở mức cao nhất.
Chúng ta phải xây dựng một đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt. Riêng về lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, các chuyên gia giỏi và nền công nghiệp là yếu tố quan trọng ngang nhau. Ngoài doanh nghiệp và công cụ, phải có cá nhân xuất sắc. Vì công cụ chỉ xử lý được lỗ hổng đã biết. Với những lỗ hổng chưa biết chỉ có các chuyên gia mới giải quyết được.
Các doanh nghiệp an toàn thông tin cần có cách tiếp cận mới để phổ cập an toàn, an ninh mạng tới mọi cá nhân, tổ chức. Đó có thể là việc những sản phẩm an toàn, an ninh mạng được phát triển dưới dạng các nền tảng (platform). Cũng có thể là khi dịch vụ an toàn, an ninh mạng được cung cấp như một dịch vụ cơ bản miễn phí để phổ cập và thu phí dịch vụ nâng cao… Đồng thời, công khai giá cơ bản của các sản phẩm an toàn, an ninh mạng.
Bộ TT&TT khuyến khích các doanh nghiệp có những cách tiếp cận mới cả về công nghệ và marketing nhằm sớm phổ cập sản phẩm, dịch vụ an toàn, an ninh mạng tới mọi người và mọi tổ chức.
Việt Nam cũng cần tham gia, đóng góp tích cực hơn cho các hoạt động an toàn, an ninh mạng quốc tế. Tạo ra một không gian mạng Việt Nam an toàn, chia sẻ thông tin, tổ chức các sự kiện khu vực và thế giới, đóng góp cho thị trường quốc tế. Phát triển các doanh nghiệp an toàn thông tin lớn mạnh, sản phẩm an toàn thông tin chất lượng cao là phương pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này.
Việt Nam nâng hạng về chỉ số an toàn thông tin về an ninh mạng
Cũng tại buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp nào nâng cao chỉ số an toàn, an ninh mạng của Việt Nam?” được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT cho biết: Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ đạo Việt Nam phải phát triển triển thành cường quốc về an ninh mạng. Để trở thành cường quốc thì xếp hạng an ninh mạng không thể thấp được. Hiện chúng ta xếp hạng 50/194 quốc gia. Đây là xếp hạng khá nhưng nếu để trở thành cường quốc thì chưa đủ. Bộ TT&TT đã ban hành kế hoạch đưa Việt Nam xếp hạng 40 vào năm 2025 và 30 vào năm 2030. Muốn thực hiện mục tiêu này thì cần kêu gọi tất cả cộng đồng tham gia đóng góp ý kiến vào kế hoạch để giúp Việt Nam nâng hạng về chỉ số an toàn thông tin và trở thành cường quốc về an ninh mạng.
Cũng theo chia sẻ của ông Nguyễn Khắc Lịch, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã đưa ra chương trình “Make in VietNam”, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng.
PV
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên địa bàn tỉnh loại bỏ thông tin có nội dung vi phạm pháp luật về an ninh mạng do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý.