PhúGiáo của 50 năm trước được biết đến với chiến thắng vang dội Phước Thành,úGiáoviếttiếptrangsửvànhận định psv làniềm tự hào của quân và dân Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung. Hôm nay,cũng trên mảnh đất ấy, với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kết hợp sứcmạnh tổng hợp của nhân dân, Phú Giáo đang đổi thay từng ngày. Thịtrấn Phước Vĩnh - trung tâm huyện lỵ Phú Giáo đổi thay từng ngày
Kinhtế tăng trưởng liên tục
PhúGiáo là huyện thuần nông của tỉnh với thế mạnh về cây cao su, cây điều... Trongnhững năm qua, với sự phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộctrong huyện, Phú Giáo đã khai thác tốt tiềm năng lợi thế của mình để phát triểnkinh tế - xã hội.
Chủtịch UBND huyện Phú Giáo Võ Văn Bá, cho biết phát triển nông nghiệp nói riêngvà nền kinh tế của Phú Giáo nói chung đã có những bước chuyển đáng kể. Tốc độtăng trưởng đạt 12,67%, thu nhập bình quân đầu người đạt 15,7 triệu đồng/năm.Phú Giáo đã hình thành những vùng chuyên canh lớn như cao su, điều, tiêu. Toànhuyện hiện có trên 600 trang trại, bình quân mỗi trang trại có diện tích trên 9ha. Hiện nay, Phú Giáo đang tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nôngthôn, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn theotinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ươngkhóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Tronglĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tuy chưa có điều kiện phát triểnmạnh nhưng hàng năm, Phú Giáo vẫn tăng trưởng bình quân trên 16%. Nhiều cơ sởsản xuất quy mô như chế biến mủ cao su, chế biến hạt điều, tinh bột sắn... đãđược các doanh nghiệp đầu tư xây dựng. Lĩnh vực này đã chiếm 30% trong cơ cấukinh tế của huyện. Ông Bá không giấu được niềm vui nói, sau 10 năm tái lập,Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Giáo đã phát huy sức mạnh tổng hợp vàtranh thủ ngoại lực, không ngừng phát triển kinh tế - xã hội, giúp quê hươngPhú Giáo thay đổi từng ngày.
Hộnghèo giảm mạnh
Songsong với phát triển kinh tế, Phú Giáo quan tâm đến các hoạt động xã hội cũngnhư các chương trình mục tiêu quốc gia, đem lại nhiều kết quả mong muốn. Đếnnay, trong lĩnh vực y tế, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ với1 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 11/11 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, côngtác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng chuyển biến.
Giảiquyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình mang lại kếtquả đáng ghi nhận. Bằng nhiều nguồn vốn kết hợp các giải pháp hỗ trợ từ cácngành, các cấp trong tỉnh và nhất là tinh thần, sự nỗ lực vươn lên của các hộnghèo, hàng năm, Phú Giáo đã giải quyết việc làm ổn định cho 700 lao động trởlên. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm đáng kể. Nếu như cách đây 10 năm,tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15% thì đến năm 2010, con số này ở Phú Giáo chỉ còn 3%(theo tiêu chí mới của tỉnh). Các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao trước đâynhư An Linh, An Thái thì nay, những địa phương này đang đi đầu trong công tácgiảm nghèo. Ngoài ra, từ năm 1999 đến nay, Phú Giáo cũng đã xây tặng 199 cănnhà tình nghĩa, gần 600 nhà tình thương cho đối tượng chính sách, hộ nghèo trênđịa bàn. Cùng với các hoạt động khác, ngày nay, Phú Giáo đã góp phần cải thiệnđời sống tinh thần của nhân dân, tạo được sự đồng thuận giữa dân với Đảng.
Ông Trương Quốc Tiến, nguyên Chính trị viên Huyện đội PhúGiáo, người tham gia trận đánh vào dinh Tỉnh trưởng Phước Thành: Nhớ mãi dấu ấnlịch sử của chiến thắng Phước Thành
Trong trận đánh vào dinh Tỉnh trưởng Phước Thành (rạng sáng18-9-1961) tôi là Tiểu đội trưởng, Đại đội C301, Huyện đội Phú Giáo được phâncông đánh chốt chặn hướng từ Phước Vĩnh về cầu sông Bé bây giờ, cách dinh Tỉnhtrưởng khoảng 2km... Phải nói rằng, lúc đó, tỉnh Phước Thành là một vị tríchiến lược, được Mỹ ngụy thành lập năm 1959 (có 3 huyện Phú Giáo, Tân Uyên vàHiếu Liêm) nhằm ngăn chặn lực lượng cách mạng của ta ở chiến khu Đ. Tỉnh trưởngPhước Thành (của ngụy) lúc đó là Thiếu tá Nguyễn Minh Mẫn, gian ác có tiếng.Năm 1960, Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 15, với chủ trương đấu tranh vớiđịch bằng hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Cụ thểhóa Nghị quyết 15, lực lượng cách mạng ở địa phương phát động phong trào “diệtác, phá kìm”. Phong trào này nhanh chóng được lan rộng trong toàn miền Nam,trong đó có tỉnh Phước Thành. Lực lượng của ta hình thành các đội du kích quânhoạt động thường xuyên để diệt ác ôn.
Trước ngày diễn ra trận đánh Phước Thành, Quân khu miền Đôngchuẩn bị đưa lực lượng về làm lực lượng chính để đánh Phước Thành với hai mụcđích: Một là đánh chiếm dinh Tỉnh trưởng Phước Thành tịch thu vũ khí, đạn dượctrang bị cho quân ta; hai là giải phóng toàn bộ tù binh chính trị của ta đangbị địch giam giữ ở đây. Theo đó, tôi cùng với một số chiến sĩ trong Tiểu đội 2được phân công làm trinh sát, điều nghiên tình hình địch và các tuyến đường ravào dinh Tỉnh trưởng, sau đó báo cáo cho cấp trên.
Khoảng 0 giờ ngày 18-9-1961, lực lượng của ta bắt đầu nổsúng nhằm hướng dinh Tỉnh trưởng (đặt tại Phước Vĩnh). Hơn một giờ sau, cácđiểm trấn giữ trên đường tiến tới dinh Tỉnh trưởng đều bị lực lượng của ta dùngsúng, mìn, lựu đạn phá sạch. Quân địch hỗn loạn, co cụm về bảo vệ dinh Tỉnhtrưởng và chống trả ác liệt. Đến khoảng 4 giờ sáng, quân ta đánh chiếm hoàntoàn dinh Tỉnh trưởng, tên Tỉnh trưởng Nguyễn Minh Mẫn bị quân ta bắn chếttrong lúc tháo chạy và bắt sống hơn 200 tên địch; đồng thời, giải phóng hơn 300tù binh chính trị của ta bị địch bắt và giam giữ. Trận đánh Phước Thành hoàntoàn chiến thắng. Quân địch hoàn toàn bất ngờ vì không biết lực lượng nào đãgiáng cho chúng một đòn phủ đầu hết sức mạnh mẽ.
Phát huy chiến thắng Phước Thành, Khu ủy miền Đông quyếtđịnh phát động phong trào tấn công địch ở bất cứ thời điểm nào. Các lực lượngđịa phương tiếp tục bao vây tấn công các đồn bốt địch ở An Linh, Phú Giáo vànhiều địa danh khác. Trong khoảng 2 tháng, địch liên tục bị bao vây, đánh chặnkhiến chúng phải co cụm lại một chỗ và sau đó phải rút chạy khỏi Phước Thành,phá vỡ âm mưu của địch chia cắt chiến khu Đ với các căn cứ cách mạng.
ĐỗTrường (ghi)
Sứcbật mới ở Phú Giáo
Tiếptục trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND huyện Võ Văn Bá cho biết, những thànhtựu đã đạt được thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Giáo vẫnchưa cảm thấy hài lòng. Vì thế, để nối tiếp truyền thống anh hùng, Đảng bộhuyện Phú Giáo đã triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệmkỳ III (2010-2015), trong đó nhấn mạnh công tác lãnh đạo, điều hành thực hiệncác giải pháp thiết thực để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu trong 5 nămtới. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 12 - 13%; thu nhậpbình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 2,5- 3,5%...
Đểđạt được chỉ tiêu đó, Phú Giáo đã và đang tập trung thực hiện các chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm tăng trưởng bềnvững. Trước mắt, Phú Giáo nhanh chóng hoàn thành các công trình trọng điểm đãvà đang triển khai như: Đường vành đai phía đông, Trung tâm thương mại, Trungtâm văn hóa, Cung thiếu nhi huyện. Bên cạnh đó, mở rộng hệ thống giao thôngnông thôn, giao thông nội đồng, khuyến khích và tạo điều kiện xây dựng nhiều tổhợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, thương mại, dịch vụ ở các xã, thị trấn. Đặcbiệt, Phú Giáo sẽ đẩy mạnh hoạt động mời gọi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệpnhư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tiêu thụhàng nông sản... Để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Phú Giáo còntính đến tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ đến người dân,đồng thời, mở rộng mạng lưới lưu thông hàng hóa nông sản.
Tiếntrình phát triển của Phú Giáo chắc chắn sẽ hoàn thành và tạo sức bật mới chobước phát triển tiếp theo, nếu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây biếtvượt qua khó khăn và thách thức. Thắng lợi đó sẽ tiếp tục ghi danh truyền thốngcủa vùng đất đã từng làm nên những chiến công lịch sử năm xưa.
Trí Dũng