Từ lâu,êconlàmviệcnhàcólàcálịch thi đấu la liga tối nay có một số gia đình ở cả nông thôn và thành phố thường có thói quen thưởng tiền bạc khi sai khiến con làm các công việc nhà. Với cách làm như vậy ở thời điểm bắt đầu và trước mắt là khá hiệu quả khi trẻ rất năng nổ, chịu khó và hoàn thành công việc một cách đảm bảo nhất, nhanh nhất.
Thế nhưng về lâu dài, xem ra cách làm này lại phản tác dụng vì trẻ sẽ không chịu làm việc nếu không thấy có tiền cho mình, và lúc này trẻ thường bắt bố, mẹ thuê mình làm theo hình thức mặc cả, ngã giá chứ không còn là “thưởng” nữa.
Sở dĩ như vậy vì khi không có tiền trẻ nhất định không làm việc nữa vì không có… tiền làm động lực.
Ảnh minh họa |
Thà “thuê” con hơn thuê giúp việc?!
Vợ chồng chị Nga, anh Việt bạn tôi là công chức nhà nước nên cứ từ sáng sớm tới chiều là có mặt ở cơ quan rồi. Nhà có 2 đứa con cũng không còn quá nhỏ nữa, khi đứa lớn thì học lớp 7, đứa út thì học lớp 5. Chính vì các con đã lớn nên chúng đã tự có thể làm được các công việc nhà lặt vặt và nấu cơm nước cho cả hai tự ăn rồi đi học.
Vì vậy hai vợ chồng chị Nga cũng không thuê ô sin và mỗi tháng cũng tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Tuy vậy, số tiền “tiết kiệm” được từ việc không phải thuê ô sin kia hai vợ chồng anh chị lại phải “đầu tư” vào các con của họ vì chúng làm việc ở nhà là phải được “thuê mướn”.
Theo như tôi được biết thì từ lúc con của họ còn nhỏ xíu, khi sai con làm bất cứ việc gì, dù nho nhỏ như quét nhà, dọn mâm bát, hay mang thậm chí là tự đi… tắm, chị Nga và anh Việt cũng đều thưởng tiền cho chúng. Từ thói quen này nên kể cả tới lúc lớn như bây giờ chúng vẫn luôn đòi tiền mỗi khi làm việc nhà bởi nếu không có tiền nhất định chúng không chịu làm.
Nghe tôi góp ý là ngay lập tức phải chấm dứt tuyệt đối cái việc thuê tiền cho con như vậy, chị Nga cười bảo: “Ồi, con mình chứ con ai đâu sợ thiệt! Mỗi tháng mất một chút tiền để các con siêng năng và công việc trơn tru thì nên làm quá đi chứ…”. Anh Việt thì còn tỏ ra cực đoan hơn: “Thì cứ coi như là mình cho chúng nó tiền thay vì cho “ô-sin” để người ta làm việc đi. Nếu nhà anh mà thuê ô-sin, vừa tốn cơm nuôi, vừa mất cảnh giác là mất đồ thì còn phải trả tháng 3-4 triệu đó cô”.
Tôi ngao ngán với cách nghĩ của anh chị bạn nhưng cũng cố giải thích cho họ là làm như vậy con sẽ sinh hư lúc lớn lên, hơn nữa đồng tiền được bố mẹ thưởng khi làm việc nhà ấy liệu con của họ có chi tiêu hợp lý, sử dụng có ích hay chúng mang đổ vào mấy trò games vô bổ nơi quán nét, vừa mất thời gian tiền bạc, vừa mệt người!
Mặc dù không chỉ tôi mà một số người thân khác đã giải thích đủ cách song cho đến nay, vợ chồng chị Nga vẫn không nhận ra cái dở của việc thưởng tiền cho con khi bắt chúng làm việc nhà. Tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó mà họ “tỉnh ngộ” ra việc làm của họ chỉ là làm hại con mình thì đã muộn. Lúc ấy có hối cũng không kịp.
Nín đi rồi mẹ… cho tiền!
Nhiều bậc cha mẹ biết cách khuyến khích con làm việc thay vì “thuê mướn”. Ảnh: TL |
Một nhà hàng xóm khác của tôi là anh Sơn và chị Hà cũng có cách làm tương tự như cặp vợ chồng chị Nga, anh Việt ở trên. Ngay từ khi đứa con của họ còn ở lứa tuổi đi nhà trẻ họ đã thưởng tiền cho cậu nhỏ. Hầu như cái gì họ cũng thưởng cho con tiền từ việc “nựng” con ăn, dỗ con không khóc nữa, cho tới việc bé đi nhà trẻ cũng được thưởng tiền.
Giai đoạn bé bỏng này, giá trị của đồng tiền đã bắt đầu hình thành trong đầu trẻ và vì nó thấy tiền có thể mua được kẹo, bánh nên nó thích. Có những hôm, chỉ vì bị mẹ mắng cu cậu khóc toáng lên mãi không nín. Chỉ đến khi chị Hà bực quá bảo: “Nín đi rồi mẹ cho tiền!”, thì nó bỗng dưng im bặt ngay và lập tức đòi tiền của mẹ. Không có cách nào khác là chị Hà đành móc ví đưa tiền cho nó vì không muốn nó khóc nữa.
Khi cu cậu đã lớn, thậm chí những năm đã học tới cấp 2 vậy mà khi làm bất cứ công việc gì ở nhà cũng được thưởng tiền. Nếu ở nhà nấu 1 bữa cơm, lau dọn nhà cửa cu cậu được “thưởng” 30.000 đồng. Nếu là tự giặt quần áo cho mình thì bắt buộc bố mẹ phải “chi” thêm 20.000 đồng. Chẳng vậy mà, có những ngày cu cậu ấy đã “kiếm” được của bố mẹ cả trăm nghìn đồng nhờ sự “siêng năng chăm chỉ” được trả công hậu hĩnh.
Sự vô tâm của người bố, người mẹ của cu cậu hàng xóm là không cần biết con mình chi tiêu các khoản tiền thưởng kia vào việc gì, có ích lợi hay không (?!). Họ vẫn mải mê kiếm tiền và “thả” con mình muốn làm gì thì làm. Từ tiền được thưởng ấy, tôi thấy cu cậu ấy thường xuyên ra các tiệm nét quanh nhà để chơi games với chúng bạn.
Có hôm, nó chỉ nhanh chóng làm xong công việc nhà được bố mẹ “thuê mướn” rồi lại ra quán nét ngồi đồng và chỉ về nhà trước khi bố mẹ nó có mặt ở nhà. Điều quá lạ là, nhiều hôm đứa con quý tử của họ qua đêm vậy mà họ cũng đâu quát mắng hay răn dạy gì. Nếu giáo dục con theo kiểu này thì con họ chắc chắn hư hỏng cũng không có gì là lạ cả.
Các chuyên gia khuyến cáo thay vì mang tiền ra “nói chuyện” công việc nhà với con, các bậc làm cha mẹ có thể hứa thưởng cho con một chuyến du lịch đâu đó vào dịp hè, hay sẽ mua sắm cho con vài bộ quần áo mới, sách bút, quà tặng làm kỷ niệm… nếu thấy con chăm chỉ làm việc nhà. Việc này nên khuyến khích vì trẻ cũng sẽ có động lực làm việc rất hiệu quả và có cách suy nghĩ tích cực về lao động như một nghĩa vụ và trách nhiệm thay vì chỉ là do… có tiền thưởng!
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, giai đoạn trẻ còn nhỏ thì cha mẹ cũng có thể thưởng tiền cho con bằng những hình thức giao làm các công việc chính đáng để hướng trẻ biết làm việc và có thói quen, trách nhiệm làm việc nhà chăm chỉ.
Tuy nhiên, khi trẻ đã bắt đầu lớn dần thì chuyện thưởng tiền hay “thuê mướn” bằng tiền đổi lấy trẻ làm việc nhà là một việc vô cùng nguy hại mà các bậc làm cha mẹ phải chấm dứt hoàn toàn bởi sẽ dễ khiến trẻ sinh hư, sinh lười lao động. Lúc trẻ đã có nhận thức cơ bản về công việc, về tiền bạc, các bậc cha mẹ phải nói để trẻ hiểu làm việc nhà là trách nhiệm của trẻ đối với gia đình.
(Theo Giadinh.net)