Đó là trường hợp của bệnh nhi tên D.H.D. (15 tuổi,ơitrongnhàbétraibịrắnđộcnằmởcổxemáycắnnguykịxem bing da truc tuyen ngụ tỉnh Tây Ninh). Vào tối 27/10, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) tiếp nhận bé D. bị rối loạn đông máu nặng.
Khai thác bệnh sử, người nhà cho biết vào 14h30 ngày 27/10, bé trai chơi trong nhà thì thấy đầu rắn màu xanh trong hốc cổ xe máy. Tưởng là lá cây, bé lấy tay phải bóc ra chơi thì bị con rắn lục cắn vào ngón tay trỏ phải.
Nghe tiếng trẻ la lên vì đau, người nhà chạy đến và phát hiện bệnh nhi có vết thương chảy máu nhiều, nên lấy bông gòn cầm máu, đồng thời bắt con rắn tức tốc đưa bệnh nhi đi cấp cứu. Bé được bệnh viện địa phương sơ cứu cầm máu, truyền dịch rồi chuyển lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm bàn tay phải lan lên cổ tay, vết rắn cắn ở ngón trỏ tay phải chảy máu thấm gạc, vẻ mặt bệnh nhi lừ đừ. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị rối loạn đông máu nặng.
Cộng với việc người nhà mang theo con rắn bắt được, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị rắn lục đuôi đỏ cắn và xử trí truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu cho trẻ. Sau 6 giờ truyền huyết thanh kháng nọc rắn, tình trạng trẻ có cải thiện và được tiếp tục theo dõi, điều trị.
Các bác sĩ lưu ý hiện nay đang trong giai đoạn thời tiết thay đổi, mưa bão hoành hành, nên các loài vật như rắn, bò cạp… sẽ tìm nơi trú ẩn, chạy vào nhà, nên có thể xảy ra các tai nạn nguy hiểm với trẻ nhỏ.
Do đó, người dân cần phát hoang bụi rậm xung quanh nơi ở, giữ cho nhà cửa thông thoáng sạch sẽ, an toàn, không để các loài rắn hay côn trùng độc hại xâm nhập, gây ra các sự cố đáng tiếc.
Khi lao động, làm việc vùng đồng cỏ, ruộng vườn phải mang giày ủng, tránh đi chân đất. Ngoài ra, việc trèo cây cũng có thể bị rắn lục cắn hoặc gây nguy cơ té ngã.
Trước đó vài tháng, một bé trai 8 tuổi (ngụ huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) ra sau nhà bếp đánh răng thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở bàn tay trái, gây đau và chảy máu.
Tại cơ sở y tế địa phương, bệnh nhi được sơ cứu, truyền dịch rồi chuyển lên tuyến trên. Thời điểm vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ sưng bầm tay, lừ đừ, rối loạn đông máu nặng.
Bệnh nhi được xử trí truyền tổng cộng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu mới qua được giai đoạn nguy hiểm.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, khi đã bị rắn cắn, cần tránh những cách sơ cứu sai lầm như rạch vết thương, hút nọc độc, bôi các chất lạ vào vùng bị cắn, đắp lá cây... Việc sơ cứu không đúng sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử, thậm chí phải đoạn chi, nguy hiểm tính mạng.
Thay vào đó, cần đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường an toàn, rửa, băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn. Sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn phù hợp nếu có chỉ định.