Sau tuổi 40,ữngloạixétnghiệmcầnthiếtphảilàmsautuổxem ngoại hạng anh trực tuyến tôi thấy sức khỏe giảm sút nhiều, sức bền không còn như trước. Bác sĩ khuyên nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, nhưng tôi không biết nên chủ động thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu nào? (Bình Minh, Hà Nội).
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp, Bộ Quốc phòng, tư vấn:
Sau tuổi 40, tác động của lão hóa đối với cơ thể càng trở nên rõ ràng hơn, theo đó, nhiều vấn đề sức khỏecũng bắt đầu xuất hiện. Vì thế, xét nghiệm và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng là cần thiết.
Thứ nhất là xét nghiệm công thức máu, để có con số về hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, đánh giá chức năng tạo máu của tủy xương, có bị ung thư các tế bào máu hay không, có bị nhiễm khuẩn hay không…
Thứ hai là xét nghiệm các chỉ số: đường máu, HbA1C, 4 chỉ số mỡ máu (Cholesterol toàn phần; LDL-cholesterol (LDL-c, mỡ xấu); HDL-cholesterol (HDL-c, mỡ tốt); Triglycerides) và acid uric để đánh giá xem bản thân có bị rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường, mỡ máu) hay không.
Thứ ba là xét nghiệm men gan qua các chỉ số như: AST, ALT, GGT, ALP giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương của gan; xét nghiệm chỉ số ure và creatinine để kiểm tra chức năng thận.
Thứ tư là các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh cơ bản như X-quang tim phổi thường, siêu âm ổ bụng để đánh giá sơ bộ tình trạng của gan, có sỏi thận hay không, đánh giá tiền liệt tuyến ở nam, tử cung và buồng trứng ở nữ.
Nếu có điều kiện thì nên siêu âm tuyến giáp, siêu âm động mạch cảnh và động mạch đốt sống để xem có u cục, xơ vữa mạch máu hay không.
Đặc biệt ở nữ đã có con, nên siêu âm tuyến vú, chụp nhũ ảnh và làm phiến đồ âm đạo, sàng lọc ung thư cổ tử cung để tầm soát các loại ung thư hay gặp ở nữ giới (như ung thư vú, cổ tử cung).
Thứ năm, có thể nội soi dạ dày, đại tràng để phát hiện sớm các tổn thương thường gặp đường tiêu hóa như xung huyết, viêm loét, chảy máu hay có polyp, khối u… để có biện pháp can thiệp, dự phòng ung thư sớm, đặc biệt là khi trong gia đình có người mắc các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư đại trực tràng. Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Hp cũng cần thiết để sớm có biện pháp điều trị.
Trước khi thực hiện các xét nghiệm liên quan sinh hóa máu, bạn nên nhịn ăn ít nhất 6 tiếng giúp kết quả được chính xác hơn. Bởi việc lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn là lúc các thành phần sinh hóa tương đối ổn định do đó, kết quả sẽ phản ánh khá chính xác.
Nếu lấy máu sau khi ăn thì thành phần sinh hóa có thể bị thay đổi hoặc bị sai lệch kết quả do ảnh hưởng của mỡ máu, đường huyết tăng cao sau ăn, kết quả đo được sẽ bị sai lệch, không phản ánh chính xác tình trạng hiện tại của cơ thể.
Trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ; Không uống các loại nước có màu như sữa, nước trái cây, cà phê, nước ngọt… Nếu lựa chọn nội soi gây mê, người bệnh cần nhịn ăn tuyệt đối 6-8 tiếng, bao gồm cả nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.
Đối với trường hợp muốn khám và nội soi vào buổi sáng, người bệnh có thể ăn nhẹ, thức ăn dễ tiêu vào buổi tối ngày hôm trước, nhưng nhịn ăn tuyệt đối vào buổi sáng ngày đi khám.
Nếu nội soi vào buổi chiều, sáng cùng ngày người bệnh có thể ăn sáng bằng các món ăn dễ tiêu như cháo, phở, bánh mì... nhịn ăn buổi trưa.
Nội soi đại tràng, một ngày trước nên dùng thức ăn nhẹ, dễ tiêu; làm sạch đại tràng (bằng thuốc xổ) theo hướng dẫn.
'Chuyện lạ giữa đời thường' của người vợ khi nhận tờ xét nghiệm ADN từ chồngNhìn vào kết quả xét nghiệm ADN, người vợ đang mang căn bệnh ung thư vui mừng vì chồng không bị lừa. Người phụ nữ này còn ngỏ ý đón hai mẹ con lên Hà Nội để tiện chăm sóc tốt hơn bởi bà quan niệm "đây cũng là máu mủ của gia đình".