Công khaibản kê khai tài sản tại nơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc,ưacôngkhaibảnkêkhaitàisảntạinơicưtrúbong da keo nha caicông tác.
Sáng 23-11,dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội làm việc tạiHội trường đã biểu quyết thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtPhòng, chống tham nhũng với 94,98% ý kiến đại biểu có mặt tán thành.
Giữ nguyên phạm vi đối tượng kê khaitài sản, thu nhập
Báo cáotiếp thu, giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xác định phạmvi đối tượng có nghĩa vụ kê khai, minh bạch tài sản phải phù hợp với thực tiễn,năng lực quản lý và kiểm soát hiện nay của Nhà nước ta thì mới bảo đảm tính khảthi. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ phạm vi đối tượng như quy định củaLuật hiện và sẽ tiếp tục tổng kết, nghiên cứu để mở rộng diện phải kê khai khisửa đổi cơ bản, toàn diện Luật này.
Về ý kiếnđề nghị mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản là bố mẹ, con cái đãthành niên, anh, chị em ruột… của người có nghĩa vụ kê khai, UBTVQH cho rằng,việc mở rộng đối với các đối tượng này là khó khả thi và sẽ dẫn tới việc mâuthuẫn, không thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, Bộ luật lao độngvà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Trường hợpbố mẹ, con, anh chị em ruột đã thành niên là cán bộ, công chức, viên chức thìhọ đã phải kê khai theo quy định; còn trường hợp họ không phải là công chức,viên chức, theo quy định của pháp luật hiện hành họ có toàn quyền định đoạt tàisản của mình, kể cả việc họ có kê khai hay không kê khai.
Công khai bản kê khai, giải trình vềtài sản tăng thêm
UBTVQH chorằng công khai bản kê khai tài sản là quy định mới về phòng ngừa tham nhũng,góp phần minh bạch tài sản, thu nhập để tiến tới kiểm soát thu nhập, đồng thờitạo điều kiện việc giám sát, phát hiện tham nhũng. Tuy nhiên, vì đây là vấn đềmới nên cần có bước đi thận trọng, nghiên cứu kỹ, toàn diện về nhiều mặt, phùhợp với điều kiện, năng lực quản lý, kiểm soát thu nhập hiện nay của Nhà nướcta.
Trên cơ sởkinh nghiệm tổ chức thực hiện việc công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tạinơi người có nghĩa vụ kê khai thường xuyên làm việc, công tác sẽ tiếp tụcnghiên cứu mở rộng công khai tại nơi cư trú khi sửa đổi toàn diện Luật này.
Nội dungnày được quy định rõ tại Điều 46a của Luật đã được Quốc hội thông qua.
Ngoài ra,Điều 46b của Luật quy định người kê khai tài sản có nghĩa vụ giải trình nguồngốc phần tài sản tăng thêm quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này. Chính phủquy định mức giá trị tài sản tăng thêm và việc xác định giá trị tài sản tăngthêm, thẩm quyền yêu cầu giải trình, trách nhiệm của người giải trình, trìnhtự, thủ tục của việc giải trình.”
Về xác minhtài sản, Điều 47 quy định căn cứ để xác minh tài sản bao gồm: Khi có tố cáo vềviệc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai; Khixét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức,miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản;Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợplý; Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tạiĐiều 47a của Luật này; Khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 1 Điềunày thì người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có nghĩa vụ kêkhai tài sản ra quyết định xác minh tài sản.”
Có thể đình chỉ công tác để điều tratham nhũng
Luật sửađổi quy định, khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi viphạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơnvị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức,viên chức tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khácđối với cán bộ, công chức, viên chức để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng nếuxét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xửlý.
Người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, côngchức, viên chức phải xem xét việc tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyểnsang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức khi nhận đượcyêu cầu của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểmsát nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát phát hiện cócăn cứ cho rằng người đó có hành vi tham nhũng để xác minh, làm rõ hành vi thamnhũng.
Người đứngđầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ, côngchức, viên chức phải hủy bỏ quyết định và công bố công khai tại hội nghị cánbộ, công chức, viên chức về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác hoặctạm thời chuyển sang vị trí công tác khác và khôi phục lại quyền, lợi ích hợppháp của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luậnngười đó không có hành vi tham nhũng.
Chính phủquy định chi tiết về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ, chuyển vị trícông tác khác, việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích khác và việc bồithường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chứcsau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi thamnhũng.”
Liên quanđến vấn đề này, Khoản 4 Điều 55 được sửa đổi, bổ sung: Trong kết luận thanhtra, kết luận kiểm toán, kết luận điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng phải nêurõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vitham nhũng theo các mức độ: Yếu kém về năng lực quản lý; Thiếu trách nhiệmtrong quản lý; Bao che cho người có hành vi tham nhũng.
Kết luậnphải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý cán bộ.
* Cũngtrong sáng 23-11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tụcthực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (90,16% ý kiến tán thành); Nghịquyết về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân, công tác thihành án (96,39% ý kiến tán thành).
Theo VOV