TheưđếnchậmViệtNamlỡcơhộiđềcửgiảiNobelVănchươbảng xếp hạng turkey super leagueo thông tin từ Hội Nhà văn Việt Nam, ngày 17/2, Chủ tịch Hội, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận được thư của Ủy ban Nobel thuộc Viện Thụy Điển đề nghị ông đề cử tác giả Việt Nam để xét Giải thưởng Nobel Văn chương năm 2022.
Trong bức thư được gửi từ Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 12/2021, ông Anders Olsson, Chủ tịch Viện Thụy Điển, viết:
“Kính gửi Ngài Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
Thay mặt cho Viện Thụy Điển, chúng tôi vinh dự mời ngài đề cử một ứng viên Việt Nam tham dự xét Giải Nobel Văn chương năm 2022. Chúng tôi mong muốn nhận được bản tường trình về lý do đề cử ứng viên, mặc dù không nhất thiết phải có. Khi xem xét các ứng viên, đề nghị ngài hãy quan tâm tới các vấn đề về thể loại, giới và địa lý.
Để được Ủy ban xem xét, bản đề nghị của ngài cần được gửi tới Ủy ban Nobel để chuẩn bị cho việc thảo luận về Giải thưởng trước ngày 31/1/2022. Ủy ban Nobel sẽ xem xét tất cả các đề cử, với bản đề cử được ký bởi chính ứng viên, và phải được tuyệt đối giữ bí mật bởi cả người đề cử và ứng viên.
Các đề cử cần được gửi tới Ủy ban Nobel của Viện Thụy Điển. Các đề cử gửi qua email sẽ không được chấp nhận. Chỉ chấp nhận các đề cử đóng trong phong bì, không chấp nhận bưu kiện".
Đây là lần đầu tiên Hội Nhà văn Việt Nam nhận được bức thư mời đề cử ứng viên tham dự xét giải từ Ủy ban Nobel, nhưng khi thư đến tay nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, thời hạn gửi đề cử đã qua hơn 2 tuần. Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội tham gia xét giải Nobel Văn chương.
Ông Nguyễn Quang Thiều cho biết, dù thời hạn đề cử đã qua, ông vẫn sẽ gửi thư tới Ủy ban Nobel để cảm ơn, và mong muốn Ủy ban Nobel sẽ tiếp tục gửi thư cho ông sớm hơn trong dịp xét giải Nobel văn chương 2023.
Trên trang Nobelprizenhững người có một trong số các điều kiện sau đây sẽ có cơ hội được đề cử ứng viên cho giải Nobel: Thành viên Viện hàn lâm Thuỵ Điển hoặc các học viện, viện hàn lâm, các tổ chức có cơ cấu và mục đích tương tự; Giáo sư văn học hoặc ngôn ngữ tại các trường đại học; Những nhà văn đoạt giải Nobel Văn học các năm trước; Chủ tịch các hội nhà văn đại diện cho nền văn học của các quốc gia riêng biệt.
Những người đủ tư cách giới thiệu ứng viên giải Nobel Văn học sẽ được Uỷ ban Nobel gửi giấy mời, đề nghị đưa ra ứng viên thích hợp. Tuy nhiên, không ai được tự ứng cử.
Quy trình lựa chọn giải Nobel Văn học sẽ là:
Tháng 9 năm trước: Gửi thư mời - Uỷ ban Nobel sẽ gửi thư đến 600-700 cá nhân và tổ chức có đủ tư cách giới thiệu ứng viên Nobel.
Tháng 2 năm sau: Chốt danh sách đề cử - Hạn chót để các cá nhân và tổ chức gửi đề cử của mình đến Uỷ ban Nobel là ngày 31/1 năm sau. Uỷ ban sẽ tập hợp danh sách này và đệ trình lên Viện hàn lâm phê chuẩn.
Tháng 4: Vòng sơ khảo – 15-20 ứng viên sẽ được lựa ra để tiếp tục đi tiếp vào vòng chung khảo.
Tháng 5: Chung khảo – Từ danh sách sơ khảo, Uỷ ban Nobel sẽ chọn ra 5 người để tiếp tục đệ trình lên Viện hàn lâm.
Tháng 6-8: Đọc tác phẩm – Trong suốt ba tháng hè, các thành viên Viện Hàn lâm sẽ đọc và đánh giá tác phẩm của các ứng viên đã lọt vào chung khảo. Uỷ ban Nobel cũng sẽ chuẩn bị báo cáo về từng ứng viên.
Tháng 9: Viện hàn lâm thảo luận – Các thành viên Viện hàn lâm sẽ thảo luận về đặc điểm và giá trị trong sáng tác của các nhà văn lọt vào chung khảo.
Tháng 10: Nobel Văn học được quyết định – Đầu tháng 10, Viện hàn lâm sẽ chọn ra người duy nhất xứng đáng. Người được lựa chọn phải nhận được số phiếu bầu quá bán. Sau đó, Viện hàn lâm công bố kết quả cuối cùng.
Tháng 12: Trao giải Nobel – Lễ trao giải diễn ra ngày 10/12 tại Stockholm. Người chiến thắng sẽ nhận được một huy chương, một giấy chứng nhận và 1,4 triệu USD tiền thưởng.
Danh sách các ứng viên còn lại sẽ được Viện hàn lâm giữ bí mật đến 50 năm sau.
Tình Lê
Hội sách xuyên Việt là sự kiện giới thiệu đồng loạt các tác phẩm mới nhất, các tựa sách hay và giá trị đến với công chúng trong không khí đầu xuân.