Lai Châu là tỉnh miền núi,ênthanhniênởLaiChâuđượctưvấnkhámsứckhỏetrướckhikếthô365 cá cược với dân số trên 480.000 người, gồm 20 dân tộc sinh sống, trong đó có 4 dân tộc: Mảng, Cống, Lự, Si La là thuộc nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù. 84% dân số ở tỉnh này là đồng bào dân tộc thiểu số.
Dù còn nhiều khó khăn nhưng Lai Châu đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động công tác dân số, trong đó chú trọng nghiên cứu cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng.
Hằng năm, tỉnh duy trì hoạt động trên 200 câu lạc bộ “Nông dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình”, “Phụ nữ kế hoạch hoá gia đình”, “Câu lạc bộ không sinh con thứ 3 trở lên”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, “5 không - 5 việc”, “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Gắn kết mẹ và con” tại cơ sở.
Nội dung giáo dục dân số, giới và bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản vị thành niên được đưa vào các chương trình ngoại khóa ở các trường trung học phổ thông, trường dân tộc nội trú, trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố và nhiệm vụ của các ban ngành, đoàn thể.
Các ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông tại địa bàn có mức sinh cao, địa bàn có sự mất cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh, địa bàn có chất lượng dân số thấp.
Tỉnh cũng triển khai, thực hiện nhiều chương trình để phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ về dân số như: Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tỉnh Lai Châu đến năm 2030; Chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tỉnh Lai Châu đến năm 2030; Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lai Châu đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên…
Đồng thời, địa phương đông đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn này cũng tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị, dụng cụ y tế cho các cơ sở y tế công lập. Phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân; dịch vụ tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm một số bệnh, tật trước sinh, sơ sinh... Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ y tế, dân số đến nay cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Theo báo cáo của tỉnh, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở tỉnh này sinh 2,41 con, đã giảm so với nhiều năm trước. Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp tránh thai đạt 69,52%. Tỉnh cũng chú trọng bảo vệ, phát triển dân số các dân tộc ít người (Cống, Mảng, La Hủ, Si La, Lự).
Trên 80% thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; giảm sâu tỷ lệ tảo hôn còn 23,5%; tuổi thọ bình quân ước đạt 66,9 tuổi. Trên 90% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, trên 95% được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe, được khám, chữa bệnh...
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở tỉnh đã giảm; chiều cao trung bình của thanh niên nam 18 tuổi đạt 163cm, nữ đạt 151 cm; trên 99% dân số được cập nhật, quản lý bằng hệ thống phần mềm dân số.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở miền núi, dân tộc còn caoTỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là gần 30%.