1. Lưỡi bị nứt nẻ,ữngdấuhiệuởlưỡichothấybạnđangmắcmộtcănbệnhnguyhiểmthậmchíungthưnhan dinh bayer đau rát và chảy máu
Đây là triệu chứng của bệnh nấm miệng, xuất phát từ việc bị tiểu đường, dẫn đến dễ bị khô miệng và cơ thể nhanh mất nước. Bệnh nấm miệng candida là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc bệnh đái tháo đường do mức đường không ổn định trong cơ thể, tăng cao thất thường.
Đặc biệt, nếu hệ miễn dịch suy yếu thì bạn sẽ gặp phải sự tấn công của các vi khuẩn nấm men bên trong miệng. Lúc này, chúng sẽ tạo ra lớp phủ màu trắng khác lạ ở lưỡi, kèm theo đó là mùi hôi miệng khó chịu. Nếu gặp phải vấn đề này thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.
2. Lưỡi có trắng
Mảng trắng trong miệng có thể mất đi khi bị cạo bỏ để lại bề mặt rướm máu. Nấm miệng thường thấy nhất ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người đeo răng giả không vệ sinh tốt, người có hệ miễn dịch suy yếu, HIV, tiểu đường , sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.
Những mảng trắng trên lưỡi khi cạo không tróc có thể để nguyên màu trắng ở đó. Mặc dù bình thường không nguy hiểm nhưng đây có thể là tiền thân của ung thư. Lưỡi trắng cũng có thể là do nấm miệng.
3. Lưỡi xuất hiện mảng nâu hoặc đen
Khi lưỡi xảy ra tình trạng này, rất có thể là do bạn vệ sinh kém, hút thuốc, uống cà phê hoặc dùng trà đen thường xuyên. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, lưỡi đen còn khiến cho miệng có mùi khó chịu. Do đó, hãy từ bỏ những thói quen nói trên và khi đánh răng thì nên vệ sinh cả lưỡi.
4. Lưỡi nứt như hình bản đồ
Khi trên lưỡi xuất hiện những vết như hình bản đồ, viền lưỡi màu trắng, phía trong đỏ đậm hơn màu lưỡi bình thường và dần dần loang rộng ra thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm lưỡi bản đồ. Đây không phải là một bệnh lý nghiêm trọng nhưng các vết thương tổn trên lưỡi sẽ thay đổi hình dạng, kích thước và vị trí theo thời gian, gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp với người đối diện.
5. Lưỡi đỏ như dâu tây
Nếu lưỡi bạn có màu đỏ ửng như dâu tây thì cơ bạn có thể đang không thiếu vitamin B12 hoặc thiếu chất sắt. Nếu dấu hiệu này xuất hiện dài ngày và bên cạnh đó, cơn đau kéo đến khi dùng đồ uống nóng và thức ăn cay thì hãy đến gặp bác sĩ và điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình
6. Có cảm giác nóng bỏng
Trường hợp này thường xảy ra ở những phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh, nhất là ở thời kỳ đầu do thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra đây cũng là triệu chứng của việc sử dụng kem đánh răng sai cách hoặc dị ứng với sản phẩm chăm sóc răng miệng. Nếu dấu hiệu này kéo dài bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.
7. Xuất hiện vết loét đau
Nếu lưỡi có vết loét và đau nguyên nhân có thể là do bị tưa miệng. Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng có tới 20% người lớn cũng có thể mắc.
Dấu hiệu này có thể là do căng thẳng hay hệ miễn dịch quá yếu và chúng có thể biến mất sau 2 tuần nhưng nếu kéo dài và đau ngày càng trầm trọng bạn nên đi khám vì có khả năng là ung thư.
An An (Dịch theo QQ)
Các chất ô nhiễm như hóa chất, vi trùng, khói thuốc lá, bụi bẩn từ môi trường làm việc có thể có tác động tiêu cực đến phổi.