Xuyên suốt hành trình chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới Thụy Sĩ và Nga,ủtịchnướcthămThụySĩvàNgaCủngcốniềmtinchiếnlượkết quả bóng đá hạng 2 italia những vấn đề nổi bật được các nhà lãnh đạo đề cập chính là đổi mới sáng tạo và củng cố niềm tin chiến lược.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ và Liên bang Nga.
Diễn ra vào thời điểm cuối năm, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và thời tiết xuống dưới 0 độ C ở châu Âu, với chương trình hoạt động dày đặc và hiệu quả, chuyến thăm đã đạt được những thành tựu kép cả trong hoạt động ngoại giao song phương và đa phương. Trong đó, đổi mới sáng tạo và củng cố niềm tin chiến lược là những vấn đề nổi bật được các nhà lãnh đạo đề cập xuyên suốt hành trình chuyến thăm.
Dấu mốc của hợp tác đổi mới, sáng tạo Việt Nam-Thụy Sĩ
Theo báo cáo thường niên về Bảng xếp hạng đổi mới châu Âu 2021 của Ủy ban châu Âu, Thụy Sĩ được đánh giá là quốc gia đổi mới sáng tạo nhất của Lục địa Già.
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ từ ngày 25-29/11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Khác với Việt Nam, thế mạnh của vùng đất xinh đẹp này không đến từ tài nguyên, khoáng sản hay địa chính trị bởi phần lớn diện tích Thụy Sĩ là đồi, núi, không có biển mà đến từ hệ thống nghiên cứu hấp dẫn, nguồn nhân lực chất lượng cao và hội tụ được đội ngũ trí thức.
Không những thế, vùng đất trung tâm châu Âu này còn được đánh giá là nước có các chỉ số cao về số lượng công bố đề tài khoa học quốc tế, về thu hút số lượng cao tiến sỹ nước ngoài đến làm việc và khả năng học tập suốt đời.
Được đề cập đến ngay trong hội đàm, trên tinh thần xây dựng, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Thụy Sĩ Guy Parmelin nhất trí tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục-đào tạo, hướng tới thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác về đổi mới sáng tạo.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN về vấn đề này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo là một chiến lược của Việt Nam đến năm 2030 cùng với chuyển đổi kinh tế số.
Thụy Sĩ là nước đứng hàng đầu về đổi mới sáng tạo, vì vậy Việt Nam rất hoan nghênh việc hai nước, doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo.
Còn Tổng thống Thụy Sĩ cho biết một trong những ưu tiên của Thụy Sĩ trong hợp tác với Việt Nam là xây dựng được một khuôn khổ pháp luật thuận lợi, thực thi hiệu quả sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo. Đây là các yếu tố sẽ thu hút mạnh mẽ nhà đầu tư của Thụy Sĩ đầu tư vào Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Parmelin đã thống nhất nâng Ý định thư năm 2019 về đổi mới sáng tạo, khoa học-công nghệ hai nước lên thành một Nghị định thư về đổi mới sáng tạo.
Tại buổi hội kiến với Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thụy Sĩ Andreas Aebi cũng khẳng định Thuỵ Sĩ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.
Từ thỏa thuận cấp cao đến nguyện vọng của người dân, hợp tác khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của đông đảo người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Thụy Sĩ để tận dụng lợi thế riêng có của quốc gia giàu trí tuệ này.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, Tiến sỹ Lưu Vĩnh Toàn, thành viên Ban chấp hành Hội Thanh niên Việt Nam tại Thụy Sĩ, một trí thức trẻ có hơn 20 năm học tập và nghiên cứu tại Thụy Sĩ trong lĩnh vực khoa học-công nghệ, cho rằng trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, việc thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo với các quốc gia phát triển, trong đó có Thụy Sĩ là biện pháp hàng đầu để đưa đất nước ta bắt kịp được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Trong các cuộc gặp với Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tại Geveva, một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất là thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức thành viên của Liên hợp quốc trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Trong cuộc thăm và làm việc tại WIPO, Chủ tịch nước cũng đề nghị WIPO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy, nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Còn Tổng Giám đốc WIPO Daren Tang cam kết sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam về nguồn lực và kỹ thuật, giúp nâng cấp hệ thống sở hữu trí tuệ quốc gia và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững, xây dựng nền công nghiệp văn hóa, các chỉ dẫn địa lý quốc tế và quốc gia.
Đặc biệt, cũng tại buổi làm việc này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến lễ công bố trao danh hiệu “Đại sứ trẻ về Sở hữu trí tuệ của WIPO” 2021 cho 3 nhà sáng chế trẻ Việt Nam. Đây cũng là nhóm học sinh đã gây được tiếng vang khi sáng chế và phát triển thành công sản phẩm mũ Vihelm.
Việt Nam-Liên bang Nga: Củng cố tin cậy chiến lược
Kết thúc tốt đẹp với thành tựu kép của ngoại giao đa phương và song phương từ chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức Liên bang Nga với sự kiện được kỳ vọng và có tầm quan trọng đặc biệt là cuộc hội đàm với người đứng đầu Nhà nước Nga-Tổng thống Vladimir Putin.
Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc củng cố niềm tin cậy chiến lược của mối quan hệ truyền thống giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam-Liên bang Nga.
Trước khi thăm Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có 5 cuộc làm việc với các bộ/ngành về từng nội dung cụ thể của chuyến thăm.
Các chuyên gia đánh giá, với những chính trị gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Putin, đồng thời hai nhà lãnh đạo cũng là những người bạn nhiều năm của nhau, có niềm tin cậy cao thì cuộc hội đàm sẽ đạt nhiều kết quả vượt kỳ vọng.
Và kết quả cuộc hội đàm mang ý nghĩa lịch sử kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ này được đánh giá là rất thành công.
Tổng thống Putin đánh giá chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tạo động lực mạnh mẽ tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga.
Người đứng đầu Nhà nước Nga đánh giá cao thành tựu Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao uy tín trên trường quốc tế; khẳng định Liên bang Nga luôn coi Việt Nam là đối tác chiến lược hàng đầu tại khu vực.
Về phía Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Tổng thống Putin là người bạn lớn và thân thiết của nhân dân Việt Nam; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga.
Nhìn nhận về cuộc đàm thoại cấp cao này, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi cho rằng thời gian hội đàm kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ là hiếm có trong các sự kiện tương tự của Tổng thống Putin.
Điều này thể hiện sự cởi mở, trân trọng, niềm tin cậy và những tình cảm đặc biệt của Tống thống Putin dành cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng như tình hữu nghị riêng có giữa hai dân tộc Việt Nam-Liên bang Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Moskva chiều 30/11/2021. (Ảnh: TTXVN)
Trong Tuyên bố chung sau đó, hai bên khẳng định cùng nhau quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga đến năm 2030; coi việc củng cố tin cậy chiến lược là nền tảng cho việc mở rộng và tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, việc hai nước ra Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga đến năm 2030 thể hiện quyết tâm của hai nước đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, thể hiện tin cậy chính trị rất cao giữa hai nước
Trong các cuộc hội kiến với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, Thủ tướng Liên bang Nga thống nhất Dmitry Medvedev, các nhà lãnh đạo Nga đều cho rằng thành công của chuyến thăm lần này sẽ góp phần mở ra giai đoạn mới phát triển mạnh mẽ, toàn diện, hiệu quả, lâu dài của mối quan hệ hai nước.
Không chỉ trên lĩnh vực ngoại giao, niềm tin cậy chiến lược Việt-Liên bang Nga còn được thể hiện trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư.
Phát biểu tại buổi tọa đàm của doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề cần tăng gấp 15 đến 20 lần kim ngạch thương mại; đầu tư song phương tăng gấp 3 lần trong thời gian tới.
Cụ thể hóa sự tin cậy ở tầm cao ấy, ngay trong chuyến thăm, Chính phủ hai nước đã ký kết Nghị định thư.
Các bộ, ngành, địa phương và một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết, trao đổi nhiều biên bản thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực: sản xuất phương tiện vận tải, an ninh mạng trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, văn hóa, âm nhạc, năng lượng, sản xuất vaccine phòng COVID-19, phát triển thể thao trình độ cao…
Trong các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của Nga có hợp tác với Việt Nam, bao gồm Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga, Tập đoàn Gazprom, Novatek, Systema, Miratorg, Chủ tịch nước đều khẳng định quyết tâm của Việt Nam tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp Nga vào Việt Nam cho tương xứng với tầm vóc và niềm tin cậy chiến lược của mối quan hệ xuyên thế kỷ giữa hai dân tộc hai nước.
Gây dựng và củng cố niềm tin, thắt chặt quan hệ hữu nghị truyền thống, không chỉ mang đến tình cảm ấm áp của đất nước, con người Việt Nam, chuyến thăm Liên bang Nga của Chủ tịch nước đem lại những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố tin cậy chính trị và tăng cường quan hệ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, mở ra một tương lai nhiều hứa hẹn cho việc đưa quan hệ hai nước ngay càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn./.
Theo TTXVN