Vừa qua,ôirờikhỏingànhgiáodụcchỉvìyêucầuhọcsinhviếtmộtbảnkiểmđiểkeo nha cai 88 trên mạng xã hội xôn xao bàn luận thông tin về một phụ huynh "tố" cô giáo quên tháo dây buộc tóc cho con gái mình. Cũng vì lí do đó mà vị phụ huynh này kiến nghị lên nhà trường. Sau sự việc, cô giáo phải dừng hoạt động giảng dạy tại lớp.
Câu chuyện được phụ huynh này đăng lên mạng xã hội nhận được vô số bình luận trái chiều. Chưa rõ thực hư vụ việc nhưng thú thực, khi đọc được thông tin này, lòng tôi không khỏi cảm thấy xót xa và đồng cảm với cô giáo trong câu chuyện trên. Vì chính tôi, cách đây vài năm, cũng là người quyết định rời bỏ nghề giáo chỉ vì yêu cầu học sinh viết… một tờ kiểm điểm do em không thuộc bài.
Tôi vốn là giáo viên, công tác tại một trường THCS ở TP.HCM. Cách đây vài năm, tôi được phân công giảng dạy môn Văn cho học sinh các lớp 6 và 7. Do biết đặc điểm hiếu động, hay xao nhãng việc học của học sinh ở lứa tuổi này, người đứng lớp là tôi thường xuyên kiểm tra bài vở, hỏi han bài cũ và đôn đốc các em học tập ngay từ đầu năm.
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của tôi, phụ huynh của một lớp bộ môn tôi đang giảng dạy ngay từ cuộc họp đầu năm, bày tỏ ý kiến cho rằng học sinh quá áp lực với việc học môn Ngữ văn. Do thời khóa biểu môn Văn của lớp rơi vào chiều thứ Năm và chiều thứ Sáu nên tôi thường chọn chiều thứ Sáu để kiểm tra bài vở cho các em. Nhưng phụ huynh không đồng ý vì cho rằng con họ chẳng có thời gian học bài, chuẩn bị bài vào tối thứ Năm.
Khi tôi trình bày rằng mình sẽ chuyển sang kiểm tra bài vở cho các em vào chiều thứ Năm, phụ huynh lại ý kiến rằng cả tuần con họ không có tiết môn Văn nên chẳng thể nhớ nổi lời dặn của cô. Tôi nghe mà chưng hửng cả người, tự hỏi mình có còn khoảng thời gian nào phù hợp để kiểm tra bài vở cho các em. Tự bao giờ mà việc kiểm tra bài vở nhằm hỗ trợ các em học tập của giáo viên trở nên khó khăn như thế.
Liệu rằng những vị phụ huynh đưa ra lời góp ý ấy, có bao giờ tự hỏi giáo viên chúng tôi tiến hành những hoạt động kiểm tra, nhắc nhở và rèn giũa ấy là vì ai hay chưa? Phụ huynh đã từng khi nào đặt mình vào vị trí của thầy cô để đánh giá một cách công tâm nhất về những nỗ lực và tận tâm chúng tôi dành cho các em, hay chỉ nghĩ theo một cách tiêu cực rằng giáo viên cố tình gây áp lực để học sinh đến lớp học thêm?
Tuy nhiên, sau khi nghe những lời góp ý ấy, ban giám hiệu ngay lập tức, bắt buộc tôi phải kí vào biên bản vi phạm quy chế nhà trường do gây áp lực cho học sinh. Mặc dù, tôi đã khẳng định và chứng minh mình không hề mở lớp dạy thêm và luôn đối xử công bằng với học sinh. Nhưng mọi lời giải thích đều vô nghĩa.
Thế là suốt nửa học kỳ đầu tiên, bản thân tôi vì e ngại sự đụng chạm với phụ huynh nên chỉ đành lặng lẽ giảng dạy. Thi thoảng, tôi vẫn kiểm tra bài vở cho học sinh, nhưng chỉ nhắc nhở qua loa, cho làm bản kiểm điểm để rút kinh nghiệm, không báo lại với phụ huynh.
Cách giảng dạy ứng phó, có phần hời hợt này, đôi lần cũng khiến tôi cắn rứt, tự trách bản thân. Cũng bởi, cẩu thả trong mọi nghề nghiệp, đều là một lỗi khó lòng tha thứ. Huống chi, cẩu thả trong nghề giáo, thật sự càng đáng chê trách gấp bội.
Khi đem nỗi áy náy này tâm sự với bạn bè đồng nghiệp, bản thân thật bất ngờ khi nhiều giáo viên cũng đang chọn cách dạy ứng phó như thế để làm vừa lòng phụ huynh. Nếu đi ngược lại với ý kiến của phụ huynh, làm theo lương tâm của mình, việc phải đối mặt với những quy định nghiêm khắc của nhà trường, là điều tất yếu sẽ diễn ra.
Chúng tôi, theo một cách bi hài nào đó, đã gọi đó là phương thức sinh tồn để giáo viên có thể an lành vượt qua áp lực từ phía phụ huynh. Nhưng cũng tự hỏi phải chăng chính vì tâm lý e dè tập thể phụ huynh với “chín người mười ý” ấy mà hành trình học tập chân chính của học sinh ngày càng bị tuột dốc, thậm chí còn tiếp tay cho vấn nạn học vì điểm số ảo dẫn đến việc “ngồi nhầm lớp” của học sinh.
Mãi cho đến kỳ kiểm tra giữa kỳ, khi gần 1/2 số học sinh trong lớp bị điểm dưới trung bình, phụ huynh của lớp ấy lại tiếp tục cho ý kiến rằng do tôi dạy quá kém nên dẫn đến kết quả thấp như thế. Họ vào trường với những bản kiểm điểm con họ viết vì không thuộc bài, ra sức chỉ trích tôi đã gây sức ép lên tâm lý học sinh, khiến các em không thể chú tâm học.
Khi vào phòng ban giám hiệu để họp, tôi ngồi lặng lẽ nghe đọc “bản án” dành cho mình với lời kết luận được viết rất nguệch ngoạc bằng viết chì: “Cô không xứng đáng được đứng trên bục giảng”, trái tim tôi gần như vỡ vụn. Bao tình yêu thương, nhẫn nại và cố gắng tôi dành cho nghề giáo, đổi lại chỉ nhận được những lời cay đắng như thế.
Ngày hôm ấy, khi bước ra khỏi trường, nhìn thấy cánh cổng đang dần khép sau lưng mình, tôi biết nhiệt tâm của bản thân với nghề đã tắt. Tôi viết đơn xin nghỉ việc, kết thúc những năm tháng nỗ lực đứng trên bục giảng, tận tụy dành tình yêu thương cho học sinh của mình.
Hơn bất kỳ ai, tôi vẫn luôn tin quyết định ngày ấy của mình là đúng. Cũng bởi, chưa có thời điểm nào mà áp lực của nghề giáo lớn như hiện tại. Mỗi nhà giáo chúng tôi, với đồng lương ít ỏi nhưng phải đối diện với vô vàn rủi ro, chấp nhận những lời chỉ trích của phụ huynh.
Xã hội thường bàn nhiều về bạo lực học đường, về cách ứng xử thiếu chuẩn mực của giáo viên với học sinh. Nhưng có bao giờ, chúng ta quan tâm đến việc phụ huynh đã “bạo lực ngôn từ”, tấn công giáo viên bằng những lời chỉ trích không đáng có như thế nào không?
Liệu rằng có một cơ quan nào có thể hỗ trợ giúp những người đang công tác trong ngành giáo dục như chúng tôi tìm được công bằng và danh dự của bản thân sau những lời công kích từ phía phụ huynh và học sinh. Hay những “người lái đò” chỉ đành im lặng nhẫn nhịn và run rẩy trước các vị khách sang sông, như lời cụ Nguyễn Du:
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”
Nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Bạn đọc có ý kiến hoặc câu chuyện tương tự có thể gửi về email: [email protected]. Bài viết được đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn.