Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thuộc nhóm trường sớm thực hiện chuyển đổi số ở khu vực phía Bắc.
Theôngnghệthayđổinhanhnhàtrườngxácđịnhthứquantrọnghơnkiếnthứtỷ lệ bóng đá anh hôm nayo TS. Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, quá trình phát triển của chuyển đổi số gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 - Số hóa (Digitization), Giai đoạn 2 - Ứng dụng kỹ thuật số vào các quy trình nghiệp vụ (Digitalization) và Giai đoạn 3 - Chuyển đổi số (Digital transformation).
Tính theo các giai đoạn như vậy thì trước năm 2016, chương trình đào tạo của trường được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình sẵn có; 100% chương trình đã tích hợp kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Đến năm 2016, triển khai Đề án CDIO, chương trình đào tạo được thiết kế bám sát theo chuẩn đầu ra, vừa đáp ứng tính chuyên môn cao nhất định, vừa đáp ứng yêu cầu nền tảng rộng, liên ngành và các kỹ năng mềm như tư duy hệ thống, năng lực sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thuộc nhóm trường sớm thực hiện chuyển đổi số ở khu vực phía Bắc |
Tới năm 2017, khung các chương trình đào tạo được quản lý trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 1). Và năm 2020, quy trình thiết kế, phát triển chương trình đào tạo thực hiện trên Hệ thống Đại học điện tử (Giai đoạn 2).
Cụ thể hơn, ông Thực cho biết riêng về phương pháp dạy học, từ năm 2000, giảng viên soạn nội dung bài giảng dạng slides, video clips (Giai đoạn 1). Tới năm 2012, trường tổ chức đào tạo trực tuyến các học phần ngoại ngữ không chuyên. Năm 2015, đào tạo kết hợp (trực tuyến + trực tiếp) các học phần ngoại ngữ không chuyên trên Hệ thống elearing (Giai đoạn 2).
Và phải tới năm 2020, trường đào tạo trực tuyến 90% các học phần để ứng phó với đại dịch Covid-19, bên cạnh đó là hoàn thiện phân hệ Đào tạo kết hợp trong ĐH điện tử.
Đối với tuyển sinh, từ năm 1999, trường sử dụng công cụ phần mềm để tổ chức thi và xét tuyển (qua Giai đoạn 1và chớm vào Giai đoạn 2). Sau 20 năm, đến năm 2019, trường mới tổ chức, quản lý quy trình nghiệp vụ tuyển sinh trên Hệ thống đại học điện tử một cách toàn diện từ đăng ký xét tuyển, xét tuyển, xác nhận nhập học đến nhập học trực tuyến hoàn toàn (qua Giai đoạn 2).
Còn về tổ chức, quản lý quá trình đào tạo cũng từ 2015, trường thiết lập, sử dụng Hệ thống đại học điện tử để tổ chức, quản lý quá trình đào tạo một cách toàn diện từ tuyển sinh, phát triển chương trình đào tạo, lập và kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo, đánh giá kết quả học tập, thu học phí đến cấp văn bằng tốt nghiệp (Giai đoạn 2).
Ông Thực nhận định nhà trường đã thu được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo được lợi thế trong cạnh tranh và xác lập thương hiệu.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện những năm qua cho thấy việc triển khai còn chưa đồng bộ giữa các lĩnh vực, năng lực số của đội ngũ còn hạn chế dẫn tới chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế công nghệ số mang lại…
Những thứ quan trọng hơn kiến thức
Trong khi đó, với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngay trong thời gian dịch bùng phát, đội ngũ giảng viên đã nhanh chóng đẩy nguồn học liệu dồi dào của trường lên mạng kết hợp với các nguồn học liệu quốc tế có sẵn khác để nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến.
GS.TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng phụ trách nghiên cứu và phát triển của nhà trường, chỉ ra rằng thách thức của chuyển đổi số là thay đổi tư duy của người dùng.
“Chúng ta không thể làm việc theo cách cũ trên một hệ thống số hóa mới. Chuyển đổi số không phải chuyển từ “giấy” lên “mạng”. Chuyển đổi số phải gắn với việc chuẩn hóa theo quốc tế và cắt giảm các thủ tục rườm rà. Chuyển đổi số khiến mọi đơn vị, mọi cá nhân phải tư duy lại quy trình làm việc”.
Đối với Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, mục đích cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục đại học là nâng cao chất lượng và trải nghiệm học tập của người học. Bên cạnh đó, tận dụng công nghệ số để tăng sức cạnh tranh của nhà trường, tạo ra văn hóa đưa ra quyết định dựa trên phân tích dữ liệu để tối ưu hóa các nguồn lực của trường.
Còn với Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, trong lĩnh vực đào tạo, kết quả thực hiện lộ trình chuyển đổi cho thấy phương pháp dạy học đang là khâu chậm chuyển đổi nhất, trở thành nút thắt cơ bản nhất hiện nay.
Để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho rằng trong thời gian tới, các đơn vị đào tạo cần phải tập trung thực hiện triển khai dạy học kết hợp cho tất cả các học phần có lý thuyết, các học phần thí nghiệm/thực hành trên máy tính. Phát triển các Chương trình đào tạo trực tuyến hoàn toàn cho các lĩnh vực như công nghệ thông tin, kinh doanh; Đa dạng hóa các chương trình đào tạo theo hướng liên, xuyên ngành có tích hợp công nghệ số.
Bên cạnh đó, điều quan trọng, theo ông Thực là phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ để thực hiện các phương pháp dạy học ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật số, các hình thức đào tạo online, đào tạo qua môi trường ảo.
“Đặc biệt trong bối cảnh kỹ thuật, công nghệ thay đổi rất nhanh, việc hình thành năng lực tự học và ý thức học tập suốt đời cần được coi trọng hơn kiến thức của ngành đào tạo” – ông Thực chia sẻ quan điểm.
Phương Chi
Sự thành công của chuyển đổi số ngành giáo dục sẽ góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh tế, xã hội số và hình thành quốc gia số. Đây là cơ hội để Việt Nam có thể đuổi kịp, thu hẹp khoảng cách với những nước phát triển.