Trên con đường Nguyễn Thượng Hiền (đoạn qua quận 3,ườiphụnữởTPHCMgầnnămngủlềđườngvìnhàsiêumỏkq bd dem qua TPHCM) tấp nập xe cộ, căn nhà 2 tầng có chiều ngang chừng 1,5m của bà Trương Thị Cúc (SN 1950) nằm lọt thỏm giữa dãy nhà mặt phố.
Dù quanh khu này, nhà cửa đều có phần chật hẹp, song nhà của bà Cúc khiến nhiều người đi đường chú ý, tò mò. Nhiều người đặt câu hỏi với diện tích nhỏ hẹp như vậy, làm thế nào người trong nhà có thể sinh hoạt, nghỉ ngơi?
Chia sẻ với phóng viên, bà Cúc cho biết căn nhà này là người quen cho bà ở từ sau năm 1975. Đến nay, chủ căn nhà đã qua đời. Căn nhà hiện khá cũ kĩ, 2 tầng trên được gia đình bà "vá chằng vá đụp" để có chỗ tránh nắng tránh mưa.
Từ ngoài đường nhìn vào cũng có thể thấy được toàn bộ bên trong nhà bà Cúc bởi chiều dọc căn nhà cũng chỉ khoảng 2m. Thứ chiếm diện tích lớn nhất có lẽ là nhà vệ sinh, đây cũng chính là khu vực duy nhất bà Cúc sử dụng hằng ngày.
"Tôi có 2 con trai (một người sinh năm 1985, một người sinh năm 1990), mỗi đứa ở một tầng. Trên đó chỉ vừa để nằm thôi chứ không làm được gì. Còn tôi ở ngoài sạp hoa quanh năm suốt tháng. Nhà chật chội như vậy, ngủ ngoài sạp thoải mái hơn", bà Cúc nói.
Bà Cúc cho biết thêm, chồng bà qua đời cách đây nhiều năm, lúc đó 2 con còn nhỏ và bà cũng trẻ, khỏe hơn. Giờ đây, các con đã lớn, bà lại bị đau chân, đau người nên không lên các tầng trên được.
Mỗi ngày, bà đều quanh quẩn dưới nhà với 2 việc chính là tắm rửa và giặt quần áo. Sau đó, bà ra sạp bán hoa, rồi ăn ngủ ở đó luôn. Những đêm oi bức, bà Cúc nằm ghế bố giữa trời. Những ngày mưa, cũng chiếc ghế bố đó nhưng bà phải che chắn thêm để nằm cho khỏi ướt.
Bà Cúc nói, vì nhà quá chật nên việc nấu nướng rất khó khăn. Vì thế, hằng ngày, bà ăn cơm tiệm, các con cũng "tự lo lấy thân".
Bà Cúc quê ở Bến Tre, lên TPHCM mưu sinh từ khi còn rất trẻ. Bà bán hoa ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã gần 50 năm, từ thuở còn là con gái đến khi lập gia đình, sinh con.
Sạp hoa của bà Cúc cách nhà chừng vài chục mét, thực tế chỉ là một khoảng nhỏ với vài loại hoa đặt trong thùng nhựa, xung quanh là bao bì, giỏ đựng, túi ni lông, thùng giấy, phế liệu...
Ngồi bên những chiếc giỏ hoa chất cao khỏi đầu, bà Cúc từ tốn nhặt lá cho mấy cành hoa hồng. Hoa của bà ít, không đa dạng, phong phú như nhiều hàng hoa khác. Bà bán hoa cũng rất rẻ, một bó hoa đồng tiền, thạch thảo hay hoa cúc chỉ có giá 10.000 đồng.
Bà Cúc nói bán hoa không có gì cực khổ, cứ nhặt hoa, cắm hoa rồi bán. Khi nào mệt thì bà nghỉ. Bán hết, bà lại đón xe ôm ra chợ Hồ Thị Kỷ (quận 10, TPHCM) mang hoa về bán. Lấy hoa giá rẻ nên bà Cúc bán hoa cũng rẻ, chẳng có lời mấy.
Một vài người tấp vào lề, đưa mắt nhìn mấy thùng nhựa chứa hoa, bà Cúc liền niềm nở chào mời bằng giọng miền Tây chân chất: "Lựa đi cô, còn ít bông!". Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, khách đến mua hoa của bà Cúc không nhiều.
Bà Cúc tâm sự: "Có hôm tôi bán được 100.000 đồng, có hôm được 50.000 đồng, có hôm không bán được gì luôn. Bao năm qua, tôi cứ bán như thế, lấy tiền ăn uống. Có ngày tôi ăn 3 bữa, có khi chỉ ăn 2 bữa, cứ thế sống qua ngày".
Chỉ khi nhắc đến 2 cậu con trai, giọng bà Cúc có phần chùng xuống. Bà chạnh lòng cho biết bản thân không lo được cho các con ăn học tới nơi tới chốn. Một người con học hết lớp 12, một người chỉ học hết lớp 9.
Hai con của bà hiện đều chạy xe ôm công nghệ, có "đồng ra đồng vào" để tự lo lấy thân. Còn bà nhờ sạp hoa cũng sống được qua ngày, không dám cậy nhờ các con.
Bà Cúc nói thêm: "Ngày xưa, cuộc đời tôi gian truân hơn bây giờ nhiều. Giờ có cái ăn, cái mặc, tôi đã thấy may mắn, ổn định rồi. Có hôm, người ta qua lại còn cho đồ ăn không hết".
Khi được hỏi về ngày "trăm tuổi già", bà Cúc cười xòa, nói "tới đâu thì tính tới đó". Ở tuổi gần đất xa trời, nhìn lại cuộc đời mình, bà Cúc vẫn lạc quan: "Số khổ thì chịu chứ biết sao giờ?".
Theo Dân trí
Trải qua những thăng trầm năm tháng, nay tuổi đời cũng đã cao ngồi nhìn lại, tôi chẳng còn gì cả. Gia đình không, sự nghiệp không...