VKSND cấp cao tại TP.HCM vừa ban hành kháng nghị,Đềnghịtănghìnhphạtđốivớicựucảnhsátdùngnhụchìkeo bong da tv đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm theo hướng tăng hình phạt đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (47 tuổi, cựu Đội phó Cảnh sát điều tra trinh sát, Công an TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) và Phạm Xuân Bình (37 tuổi, cựu cán bộ đội điều tra) về tội “dùng nhục hình”.
Trước đó, cuối tháng 5 vừa qua, tại phiên sơ thẩm lần 3, TAND tỉnh Đồng Tháp đã tuyên phạt bị cáo Tòng 2 năm tù và Bình 1 năm 6 tháng tù.
Cho rằng mức án sơ thẩm đã tuyên quá nhẹ nên VKSND cấp cao đã có kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo.
Theo kháng nghị, tại phiên sơ thẩm lần 3, hai bị cáo không thừa nhận dùng nhục hình, không thành khẩn khai báo. Bản án sơ thẩm đã “phiến diện, chủ quan, không đúng pháp luật” khi nhận định Tòng và Bình thành khẩn khai báo làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt.
Cũng theo kháng nghị của VKS, thời điểm lấy lời khai, 2 tay của bị hại Nguyễn Tuấn Thanh bị còng về phía trước, không có khả năng tự vệ khi 2 bị cáo tấn công, đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Vai trò của 2 bị cáo thể hiện rõ nét, xuyên suốt và tích cực dùng nhục hình đến khi bị hại tử vong, không phải đồng phạm thứ yếu như bản án sơ thẩm nhận định.
Cấp sơ thẩm xử phạt 2 bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là quá nhẹ, không tương xứng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và không có tác dụng răn đe.
Do đó, VKSND cấp cao đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM sửa án sơ thẩm theo hướng không áp dụng tình tiết người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải đối với các bị cáo. Áp dụng tình tiết tăng nặng là bị hại không có khả năng tự vệ để tăng hình phạt đối với 2 bị cáo trong vụ công an dùng nhục hình.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 16/11/2012, do tình nghi có liên quan tới vụ trộm cắp xe máy nên Nguyễn Tuấn Thanh (ngụ Long An) bị Công an TP Cao Lãnh bắt đưa về trụ sở để điều tra.
Tòng và Bình được giao nhiệm vụ lấy lời khai của nghi can Thanh. Quá trình lấy lời khai, Thanh đã thừa nhận trộm cắp 3 chiếc xe máy.
Sau đó, Thanh được đưa tới nhà tạm giữ. Cán bộ nhà tạm giữ đã khám và thấy trên 2 bắp tay và ngực của Thanh bị bầm đỏ, màu sẫm, 2 vai có vết trầy đỏ, xây xát, chân đi khập khiễng nên đã ghi nhận sự việc vào biên bản giao nhận người.
Khoảng 12h trưa ngày hôm sau (17/11/2012), Thanh không ăn được cơm, đầu gục xuống bàn, mặt xanh, chảy nước dãi. Cán bộ trại giam đưa đi cấp cứu nhưng Thanh đã tử vong trước khi đến bệnh viện.
Theo kết luận giám định, Thanh tử vong do suy tuần hoàn cấp không hồi phục và bị chấn thương do tác động của vật tày với lực tác động mạnh ở nhiều vùng, trong đó có vùng nguy hiểm ở mũi ức, thượng vị.
Ngay khi sự việc xảy ra, cả Tòng và Bình đều không thừa nhận hành vi dùng nhục hình. Tuy nhiên, sau đó, Bình khai do Thanh không nhận tội nên đã đánh vào vùng mặt, đá vào đùi và mông của Thanh. Bình còn khai nhìn thấy một cán bộ Phòng PC45 dùng dùi cui đánh nhiều cái vào vai, mông của Thanh. Tuy nhiên, cán bộ này không thừa nhận và không có chứng cứ khác, nên CQĐT không đủ cơ sở kết luận.
Tháng 5/2016, TAND tỉnh Đồng Tháp đã tiến hành xét xử đối với 2 cựu cảnh sát này và tuyên phạt bị cáo phạt Tòng 1 năm 6 tháng tù, Bình 11 tháng 11 ngày tù (bằng thời gian tạm giam). Hai bị cáo đã kháng cáo kêu oan.
Tháng 4/2017, TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm. Xét thấy, cấp sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên đã quyết định hủy toàn bộ bản.
Tại phiên sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Đồng Tháp vẫn giữ nguyên mức án đối với Tòng là 1 năm 6 tháng tù, Bình 11 tháng 11 ngày tù. Sau đó, các bị cáo tiếp tục kháng cáo kêu oan.
Năm 2019, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm lần 2 và tiếp tục tuyên hủy bản án sơ thẩm vì cho rằng cấp sơ thẩm có nhiều vi phạm tố tụng nghiêm trọng.
Đến ngày 31/5 vừa qua, TAND tỉnh Đồng Tháp xét xử sơ thẩm lần 3, tuyên phạt bị cáo Tòng 2 năm tù, Bình 1 năm 6 tháng.