Hiếm có nàng dâu nào được cả bố mẹ chồng hết lời khen ngợi như chị Kim Minh Thảo tới từ Biên Hoà,ẹchồngnàngdâutậpCondâungoanhiềnbốchồngtuyênbốluônbênhdâkqbd a league Đồng Nai.
Xuất hiện trong chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 372, bà Trần Thị Nghiệp (Đồng Nai) luôn dành những “lời có cánh” cho cô con dâu Minh Thảo.
Bà Nghiệp kể, lần đầu tiên ra mắt nhà chồng, ấn tượng của bà về con dâu tương lai là Thảo rất lễ phép và nhanh nhẹn. Nhưng lần Thảo gây ấn tượng sâu sắc nhất với cả nhà chồng là trong đám tang bố chồng bà Nghiệp. Trong khi cả nhà còn đang rối bời, Thảo đã vạch rõ cần làm gì, chuẩn bị gì và xông xáo giúp đỡ mọi người.
Còn với Thảo, chị rất hâm mộ mẹ chồng – một người phụ nữ giỏi kinh doanh, nói được làm được. Chị cho biết, gia đình chồng làm kinh doanh, thường xuyên di chuyển giữa Mỹ và Việt Nam, ai cũng bận rộn.
Làm dâu hơn 4 năm, sống chung với bố mẹ chồng và bà ngoại nhưng chị luôn cảm thấy thoải mái và được mọi người yêu thương. Nàng dâu thừa nhận chị và mẹ chồng giống như mẹ con ruột. Chị tâm sự với mẹ còn nhiều hơn với chồng.
Để được như vậy, bà Nghiệp cho biết, “người lớn phải bao dung, còn con dâu thì biết lắng nghe”.
Khi mẹ chồng, nàng dâu sống chung với nhau, gia đình bà cũng không tránh khỏi những lúc hiểu lầm, nhưng sau hiểu lầm là thương nhau hơn và mỗi người đều tự biết điều chỉnh mình.
Chị Thảo tiết lộ mẹ chồng chị có một đức tính rất quý, đó là luôn làm gương. “Ví dụ mẹ thấy con dâu dọn phòng chưa sạch, mẹ sẽ dọn lại hết cho sạch. Mẹ làm trong vui vẻ và tự nguyện. Mình nhìn thấy vậy thì lần sau sẽ biết cách để dọn dẹp sạch sẽ hơn”. Bà Nghiệp nói vui: “Mình góp ý con không nghe thì mình tự thay đổi mình. Mình cũng từng làm dâu mà”.
Bà cũng không ngần ngại “khoe” tấm lòng của con dâu với mình trong thời điểm bà đau yếu. Đó là khi bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư. “Lúc ấy, tâm lý mình bất ổn lắm. Bé Thảo đang bầu 8 tháng, nhưng là người an ủi mình nhiều nhất. Tâm lý rối bời nên vợ chồng mình gây lộn, Thảo cũng là người chăm sóc, để ý cả ba cả mẹ. Mình nằm viện, ngày nào Thảo cũng túc trực, cơm nước. Mình nhìn vậy xúc động và rút ra một điều: Chưa chắc con gái đã bằng con dâu”.
Ngược lại, chị Thảo cho rằng đó là những điều chị nên làm và học được từ mẹ. “Mẹ từng nói với em một câu: Mình muốn người ta thương mình thì mình phải thương người ta trước, phải cho đi mới nhận lại. Mẹ luôn thương em như con ruột. Em bầu mà chồng bị kẹt bên Mỹ vì dịch, một tay mẹ lo cho em, luôn miệng hỏi ‘con có thiếu gì, cần gì không’. Lúc em sanh, mẹ cùng mẹ đẻ em túc trực bên cạnh cả ngày đến đêm. Thời gian mẹ bị ung thư, em tiếp xúc với mẹ nhiều hơn nên càng thấy thương mẹ hơn”.
Khi nói về con dâu, ông Huỳnh Tấn Nghĩa – ba chồng của chị Thảo – không ngần ngại khẳng định con dâu là “số một”. Ông cho biết, ông không có con gái nên luôn mong có một cô con dâu ngoan ngoãn, quý người và giữ gìn được những giá trị ông bà tổ tiên để lại. Và “những cái đó thì con dâu… quá dư”.
Thậm chí, ông còn mạnh dạn khẳng định “sẽ bênh con dâu” nếu con dâu bị chồng bắt nạt, và bênh cả con dâu khi có mâu thuẫn với mẹ chồng. “Nhiều khi mình phải dặn dâu đừng buồn mỗi khi mẹ lớn tiếng”.
Giải thích cho việc thi thoảng “lớn tiếng”, bà Nghiệp hài hước nói: “Mình kinh doanh hơn 20 năm nay, toàn làm việc với đàn ông, nên phải hét chứ không có nói. Nói không nghe thì phải hét”, chứ bà không có ý nạt nộ con dâu.
Sau hơn 4 năm chung sống, bà Nghiệp và ông Nghĩa vô cùng hài lòng về nàng dâu ngoan hiền, giỏi kinh doanh. Duy chỉ có một điều bà muốn con dâu thay đổi, đó là thói quen thức khuya. “Con dâu có tật thức khuya, 1h sáng vẫn chưa đi ngủ. Ban ngày kiểm tra đơn hàng, chiều tối live-stream, tối đến lại đơn hàng. Mình nói nhiều rồi nhưng dâu không nghe. Lần này nói không nghe là nghỉ chơi”. Bà khuyên con dâu không nên tham việc quá, phải chú ý tới sức khoẻ, “mình thấy đủ là đủ”.