Vận động viên bức xúc
Trên trang cá nhân của mình,ãixungquanhvụnữvậnđộngviênbilliardstốbịquỵttiềti so bong da truc tiep vận động viên (VĐV) môn billiards Nguyễn Hoàng Yến Nhi cho biết: "Tháng 8 năm nay, tôi nhận được thông tin tôi và chị Phùng Kiện Tường (VĐV đội Billiard & Snooker Vũng Tàu) sẽ được suất tham dự giải đấu World Championship for Ladies (giải vô địch nữ thế giới ) tại Pháp từ ngày 10/9 đến 12/9".
Tuy nhiên, thông báo có đính kèm thông tin chi phí tham dự giải vô địch thế giới sẽ do đơn vị chủ quản (Đà Nẵng và Vũng Tàu) chi trả. Đây là thông tin đưa ra ngay trước khi giải đấu bắt đầu, không phải thông tin được đưa ra từ đầu năm, nên đơn vị chủ quản của chúng tôi không kịp có kế hoạch về kinh phí nói trên.
Điều này đồng nghĩa chúng tôi sẽ không được nhận hỗ trợ từ đơn vị chủ quản. Tổng số tiền tham dự cho chuyến tham dự giải vô địch thế giới là 55 triệu đồng/người (bao gồm vé máy bay, phí visa, phí di chuyển nội địa tại Pháp, tiền ăn trong 6 ngày)", Yến Nhi viết thêm trên trang cá nhân.
Tại giải Billiards carom 3 băng vô địch nữ thế giới nói trên, Nguyễn Hoàng Yến Nhi giành huy chương đồng (HCĐ).
Cơ quan có thẩm quyền trả lời
Trước thông tin nói trên, trao đổi với phóng viên Dân tríchiều nay (30/9), một quan chức của Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF) cho biết: "Từ trước đến nay, VBSF không có quy định về việc hỗ trợ cho VĐV tham dự các giải quốc tế.
Ngay cả với các VĐV thường xuyên tham dự nhiều giải lớn, thường xuyên có thành tích là Bao Phương Vinh và Trần Quyết Chiến cũng vậy. Chỉ trừ một lần tại giải carom 3 băng thế giới vào năm ngoái (dành cho nam), VBSF có kế hoạch từ đầu, dự báo thành tích từ đầu, mới chủ động xin được một phần hỗ trợ cho các VĐV này".
"Bản thân Bao Phương Vinh, Trần Quyết Chiến hay bất kỳ VĐV nào khác khi thi đấu quốc tế, điều đầu tiên là họ luôn chủ động về mặt kinh phí trước. Việc VBSF hỗ trợ được hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của VBSF ở từng thời điểm khác nhau.
Riêng với trường hợp của Yến Nhi, VBSF đã có trao đổi ngay từ đầu với VĐV rằng chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ về mặt thủ tục để Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) đồng ý cho VĐV Việt Nam thi đấu ở giải thế giới, các bên đã thỏa thuận rằng phía VĐV, hoặc đơn vị chủ quản của VĐV phải chủ động về kinh phí cho VĐV dự giải", đại diện VBSF nói thêm.
Còn về các khoản thưởng sau khi VĐV có thành tích, quan chức nói trên của VBSF thông tin: "Nếu là nguồn thưởng từ Cục TDTT, phải hội đủ 3 điều kiện: Thứ nhất các đội thể thao khi thi đấu quốc tế phải có quyết định tập huấn, thứ hai phải có quyết định cử đi thi đấu quốc tế của Cục TDTT, thứ ba phải có thành tích, rồi mới được xem xét thưởng".
"Thiếu một trong ba điều kiện trên, Cục TDTT không thể nào thưởng cho VĐV. Trong khi đó, UMB chỉ thông báo đến VBSF quyết định mời VĐV Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới khoảng 2-3 tháng trước khi giải khởi tranh, không đủ thời gian để VBSF làm văn bản gửi Cục TDTT để xin quyết định đi tập huấn và thi đấu nước ngoài theo đúng quy định", vẫn là lời của quan chức VBSF.
Đó là các khoản thưởng từ Cục TDTT, tức là từ ngân sách. Còn về phía VBSF, quan chức nói trên bày tỏ VBSF chỉ có thể thưởng cho VĐV một khi VBSF kêu gọi được tài trợ. Trong trường hợp ngược lại, bản thân VBSF cũng gặp nhiều khó khăn.
"Mọi việc liên quan đến tài chính đều được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán định kỳ. Chúng tôi không thể làm sai bất kỳ bước nào liên quan đến tài chính.
Tôi cho rằng lẽ ra trước khi đưa sự việc lên mạng xã hội, lên các kênh truyền thông không chính thống, VĐV nếu có điều chưa hài lòng, hãy trao đổi trực tiếp với VBSF để tháo gỡ và để các bên hiểu nhau hơn. Thậm chí, VĐV có đơn thư, đơn khiếu nại chúng tôi cũng được, gửi một cách chính thống, chứ không nên vội vã phát ngôn trên mạng xã hội", quan chức này chia sẻ.