Nắp bình trà do bà BồThị Sợi may khi bị giam tại Khám đường Bình Dương
Cùng chung lý tưởng
Nhà văn Pháp Saint Exupery đã nói: “Yêu nhau không phải lànhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng”. Tình yêu và cuộc hôn nhân của đôi vợ chồngchiến sĩ cách mạng Phạm Văn Dũng (người đã thêu cặp long phụng trên áo gối màbáo Bình Dương đã đăng) và Bồ Thị Sợi có thể gọi là chuyện tình yêu như thế. Lýtưởng của họ là lòng yêu quê hương,ữngkỷvậttạikhámđườngBìnhDươkết quả trận đấu as roma đất nước, nước mất thì nhà tan, không thểbàng quan để thụ hưởng hạnh phúc riêng tư, cả hai ông bà đều trở thành nhữngngười chiến sĩ cách mạng dũng cảm, gan dạ, một lòng kiên trung, chung thủy vớinhiệm vụ mà cách mạng giao cho ngay khi còn rất trẻ.
Ông Phạm Văn Dũng (còn có tên khác là Phạm Đức Ngô) tham giakháng chiến từ năm 1945, bị giặc Mỹ bắt với tội danh tù chính trị và bị cầm tùtừ Khám đường Bình Dương cho đến Khám lớn Chí Hòa và đày ra Côn Đảo từ ngày17-9-1967 đến ngày 1-5-1975. Chính sự việc này càng làm cho vợ ông là bà Bồ ThịSợi nung nấu ý chí căm thù giặc Mỹ hết sức mạnh mẽ. Bà tham gia tổ chức phụ nữ,làm cơ sở nuôi giấu cán bộ và tổ chức tiếp tế lương thực cho đoàn hậu cần 814trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Rất tiếc, có người chỉ điểm nêncông tác của bà bị bại lộ. Ngày 22-12-1970, bà bị bắt giam và tra khảo tại khámđường Bình Dương. Do không khai thác được gì nên chúng phải trả lại tự do chobà vào năm 1972, sau 2 năm giam giữ.
Dù bị bắt bớ, giam cầm rất khổ sở, nhưng bà đã cùng với mộtsố chị em có chồng đi làm cách mạng kiên cường đấu tranh dứt khoát chống bắt bớ,kìm kẹp, tuyệt đối giữ gìn bí mật cho hoạt động của cách mạng được vuông tròn.Chẳng những thế, bà còn âm thầm may cờ giải phóng chờ đợi ngày lá cờ được treobay phấp phới trên nền trời tự do. Đồng thời, với bàn tay khéo léo, đảm đang củangười phụ nữ, bà còn tự tay may nắp bình trà thật đẹp, cùng một số vật dụnghàng ngày gửi ra ngoài để động viên tinh thần cho người thân và gia đình rằng họvẫn sống và kiên trung với Đảng, với Bác Hồ và tự hào về con đường đi theo cáchmạng của mình vì Tổ quốc quyết sinh.
Kỷ vật còn nguyên vẹn
Lá cờ giải phóng hình chữ nhật, 73cm x 117cm, có sao vàng 5cánh trên hai nền xanh đỏ do bà may trong lúc bị giam tại Khám đường BìnhDương. Sau này khi đã được trả tự do, lá cờ được sử dụng mỗi khi có chiến dịchvà phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh dân chủ chống thế kìm kẹp bao vâyvà chống gom dân vào ấp chiến lược của kẻ thù. Cũng trong thời gian này, bà đãmay nhiều vật dụng hàng ngày để gửi ra ngoài như là một cách liên lạc thông tinbáo cho mọi người biết rằng mình vẫn sống và một lòng kiên trung theo Đảng,theo ngọn cờ cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vào ngày thắng lợi cuối cùng. Trongđó, đặc biệt là nắp đậy bình trà được bà may rất đẹp, kết nối từ rất nhiều mảnhvải nhỏ nhiều màu sắc, kích thước 13,5cm x 2cm, trong rất nhiều cánh hoa nhỏ đểlàm bật lên nền bông hoa mai 5 cánh.
Điều rất thú vị là cả hai vợ chồng bà Bồ Thị Sợi đều có hoatay và sự khéo léo. Trong thời gian bị giặc giam giữ tại Côn Đảo, ông Phạm VănDũng cũng đã thêu đôi long phụng rất đẹp trên nền chiếc áo gối màu trắng, ởKhám đường Bình Dương bà đã làm nên nắp đậy bình trà ghi khắc kỷ niệm không thểnào quên trong những ngày đấu tranh anh hùng mà cũng đầy gian nan, thử thách.Đó cũng là cách để người tù cách mạng thể hiện tinh thần tự do, lạc quan yêu đời,luôn tin tưởng vào sự xán lạn của tương lai đất nước dù trong bất kỳ hoàn cảnhnào.
Ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, vợ chồng bà Bồ Thị Sợi lạiđược trùng phùng, hát khúc khải hoàn ca. Bà còn là mẹ của liệt sĩ Phạm Đức Phương,người đã hy sinh trong sự nghiệp chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày5-3- 1997, bà được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ký Quyết định số 1172 tặngthưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là phần thưởng cao quý vàxứng đáng giành cho người nữ chiến sĩ trung kiên, thủy chung với Đảng, Bác Hồngày ấy và bây giờ.
NGỌC TRINH