- Đó là một trong số những mặt hạn chế của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp được chỉ ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2015-2016.
(Ảnh minh họa: Thanh Hùng). |
Cụ thể,ềungườiđanghọclệchnghềmàxãhộicầkết quả croatia hôm nay việc mất cân đối cơ cấu ngành đào tạo vẫn tiếp tục có chiều hướng gia tăng trong năm qua.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, một số ngành xã hội cần nhiều nhân lực sử dụng lao động qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp như nhóm ngành Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản có số học sinh nhập học năm 2015 chỉ chiếm 5.1%; nhóm ngành Công nghệ kỹ thuật chỉ chiếm 10.9%.
Trong khi đó, số học sinh theo học các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành ít nhu cầu như Sức khỏe và Đào tạo giáo viên vẫn cao. Trong đó, nhóm ngành Sức khỏe chiếm 35.8%; nhóm ngành Đào tạo giáo viên chiếm 20.1% tổng số.
Ngoài ra, vấn đề phân luồng trong sau THCS vào học các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói chung và trung cấp chuyên nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Hằng năm có gần 300.000 người không vào học các trường THPT, nhưng trong số này chưa đến 50.000 em vào học trong các cơ sở nghề nghiệp. Thiếu người học dẫn dến cơ sở vật chất và đội ngũ thầy cô giáo ở một số địa phương dư thừa. Đây là một sự lãng phí rất lớn về các nguồn lực.
Năm học 2015-2016, cả nước có 482 cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trong đó có 27 trường ĐH và 183 trường CĐ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 245 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tuy nhiên, quy mô trung bình học sinh năm học vừa qua là 346.580, giảm hơn 60.000 học sinh so với năm học trước.
Thanh Hùng