Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/6,ídịchvụvớingườibánhàngtrênphiênbảnTikToknộiđịkeo cup fa áp dụng đối với tất cả người bán cung cấp dịch vụ mua hàng theo nhóm, hoặc chiết khấu khi mua nhiều sản phẩm. Tỷ lệ hoa hồng dao động từ 2 đến 8% tuỳ thuộc vào từng sản phẩm khác nhau.
Ví dụ, các nhà hàng sẽ phải đóng 2,5% giá trị giao dịch, trong khi khách sạn là 4,5%. Các dịch vụ cưới hỏi có phí dịch vụ cao nhất, với 8%.
Việc thu phí phản ánh nỗ lực của ByteDance nhằm tạo ra dòng doanh thu mới đối với dịch vụ video ngắn phổ biến, vốn đang được sử dụng ngày càng nhiều như một nền tảng quảng bá và bán hàng.
Với lượng người dùng hàng ngày đạt khoảng 600 triệu, Douyin – phiên bản nội địa của TikTok đang tiến gần tới điểm bão hoà ở Trung Quốc và phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như Tencent và Kuaishou, ứng dụng phổ biến thứ 2 tại đại lục. Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử truyền thống, như Taobao của Alibaba Group cũng đang nâng cao nội dung video để thu hút người tiêu dùng.
Trong 2 tháng vừa qua, Thượng Hải và Bắc Kinh đã phải đối mặt với các đợt giãn cách lớn do Covid-19. Chính phủ đã yêu cầu các nhà hàng tạm dừng dịch vụ ăn uống, thậm chí cấm bán hàng mang đi tại nhiều nơi.
Douyin cho biết, quy định mới nhằm “duy trì sinh thái và môi trường của nền tảng, cũng như xác định phí dịch vụ tiêu chuẩn đối với các dịch vụ đời sống tại địa phương”.
Sau ngày 1/6, nền tảng này có chương trình giảm giá cho những người bán mới bật tính năng hiển thị định vị. Theo đó, họ sẽ được miễn phí phí dịch vụ trong 60 ngày đầu tiên. Dù vậy, người bán vẫn phải trả 0,6% phí dịch vụ thanh toán. Một phần khoản phí được chuyển cho các công cụ thanh toán của bên thứ 3 như WeChat Pay và Alipay.
Ngoài ra, “các thương gia nhỏ và siêu nhỏ” cùng các cửa hàng “bị ảnh hưởng nghiêm trọng” bởi chính sách zero-Covid cũng có thể được áp dụng chương trình ưu đãi tương tự.
ByteDacne đã nâng mục tiêu tổng sản lượng hàng hoá (GMV) năm nay cho mảng kinh doanh đời sống địa phương của Douyin trong năm 2022 lên 50 tỷ NDT (7,5 tỷ USD).
Vào tháng 2, chính quyền trung ương Trung Quốc đã kêu gọi các nền tảng Internet giảm phí đối với nhà hàng, giáng một đòn nặng nề vào doanh thu của Meituan, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ByteDance trong lĩnh vực này. Meituan từng áp phí 20% giá trị đơn hàng mang đi bao gồm dịch vụ công nghệ, giao hàng và các khoản phí khác.
Vinh Ngô(Theo SCMP)