Những video mang tính chất nhảm nhí thường chẳng cần kịch bản cao siêu,ếptaychovideonhảmtrêtlbd phải đầu tư nhiều. Bởi thế chỉ cần một chiếc điện thoại hay máy quay (bây giờ giá cũng rẻ) thì có thể ghi lại cảnh nấu cháo gà để nguyên lông hay trộm heo đất.
Ngày xưa, muốn cho ra đời một video phải rất tốn kém, cầu kỳ. Phải chi nhiều tiền cho các khâu kịch bản, quay phim, thiết bị máy móc thì nay chỉ cần chiếc điện thoại là có thể sáng tạo nội dung và đem trình diễn trên nền tảng Youtube.
>> Tôi 'đốt' 100 triệu đồng để làm Youtuber
Thật lạ, những video có nội dung như thế lại có sức hút hơn những video có chiều sâu nội dung, cung cấp nhiều kiến thức. Những Youtuber này chỉ việc đăng tải lên mạng xã hội thì ung dung ngồi đếm views tăng vùn vụt và xem thiên hạ tranh cãi về nội dung "sáng tạo" của mình.
Làm video YouTube sẽ là nghề hái ra tiền nếu biết làm tăng lượt view. View càng cao thì tiền càng nhiều. Bởi thế không có chuyện những Youtuber chuyên làm những video nhảm nhí sẽ tự động rửa tay gác máy khi những video họ làm ra view vẫn đạt con số hàng triệu.
Dư luận chỉ trích một mặt nhưng views của những video nhảm nhí lại tăng vùn vụt. Như vậy biết bao giờ mới dẹp bỏ được vấn nạn này? Thật là mâu thuẫn nếu không cho rằng chính người xem đã dung dưỡng và tiếp tay cho video nhảm bởi có câu tiên trách kỉ, hậu trách nhân.
>>Cảnh sát Mỹ phải ngồi xem giang hồ livestream để ngăn chặn đánh nhau
Về mặt quản lý hành chính, cơ quan chức năng không thể nào quản lý nổi hàng nghìn kênh YouTube và nội dung trên đó hàng ngày, hàng giờ được.
Thời buổi người người làm Youtuber, nhà nhà làm Youtuber thì nội dung mang tính thượng vàng hạ cám. Người dùng phải tự biết chọn lọc kênh theo dõi bổ ích cho riêng mình.
Nếu như trong tương lai vẫn còn nhiều video nhảm sinh sôi thì dư luận trước khi chỉ trích hãy đặt câu hỏi: Có phải thị hiếu nhiều người xem ở Việt Nam vẫn còn rất thấp, chuộng những nội dung giật gân chăng?