Netflix,ựlênngôicủanộidunggốcchâuÁkq cup tho nhi ky Amazon, Disney chạy đua giành khách hàng tại châu Á. (Ảnh: Nikkei) |
Theo Luke Kang, Chủ tịch Disney Châu Á – Thái Bình Dương, công ty tiếp tục mở rộng đội ngũ sản xuất tại mỗi thị trường cốt lõi để sản xuất nội dung trong khu vực. Ông cũng cho biết thêm, đội ngũ địa phương sẽ quyết định sản xuất cái gì và như thế nào. Dự kiến có khoảng 50 bộ phim và chương trình ra đời từ nay tới cuối năm 2023.
Disney đang quảng bá nhiều phim bom tấn như “Star Wars” hay loạt phim Marvel để tăng số lượng người dùng trả tiền. Chiến lược mới của ông Kang đi ngược với các nỗ lực tiếp thị trước đó của hãng.
Đầu tháng 12, Amazon thông báo sẽ sản xuất và mua nội dung của các nước Đông Nam Á từ năm sau để trình chiếu trên dịch vụ Prime Video. Trong khi đó, dữ liệu từ Netflix – nền tảng đang hoạt động tại 45 quốc gia – một lần nữa cho thấy lý do vì sao các “ông lớn” phương Tây lại chú trọng thị trường bản địa.
Phân tích dữ liệu Netflix trong 24 tuần, từ 28/6 đến 12/2, kết hợp với thông tin từ IMDb, Nikkei đã đưa ra một vài số liệu đáng lưu ý. Cụ thể, trong số 13 tựa phim đầu bảng tại Mỹ, chỉ có “Trò chơi con mực” (Squid Game) được sản xuất tại châu Á. Tại Nhật Bản, các bộ phim dài tập Hàn Quốc và phim hoạt hình Nhật Bản được xem nhiều nhất, đặc biệt, “Hạ cánh nơi anh” có thứ hạng cao trong suốt thời gian khảo sát. Những bộ phim Hàn Quốc cũng nổi tiếng tại Thái Lan, bên cạnh các bộ phim trong nước sản xuất.
Trái ngược với khán giả châu Âu, khán giả châu Á có xu hướng yêu thích nội dung do khu vực tự sản xuất hơn. Các chương trình không phải của Mỹ chỉ chiếm 20% danh sách ưa chuộng nhất tại Anh và 31% tại Pháp. Mặt khác, không có nội dung nào của Mỹ trụ hạng quá 5 tuần trên Netflix tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan.
Theo ông Kang, xu hướng xem tại châu Á phản ánh sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa với Mỹ. Họ muốn xem những nội dung mà họ có thể thấy mình trong đó.
Netflix bắt đầu đầu tư vào nội dung châu Á từ năm 2015. Tính đến tháng 9/2021, nền tảng có 30 triệu thuê bao tại châu Á – Thái Bình Dương, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2020 và đóng góp lớn cho tăng trưởng thuê bao toàn cầu. Doanh thu từ khu vực chiếm hơn 10% tổng doanh thu Netflix trong 9 tháng đầu năm.
Nội dung châu Á cũng dần thu hút khán giả khắp nơi. Chẳng hạn, bộ “Trò chơi con mực” trở thành hiện tượng thế giới khi được xem hơn 1,65 tỷ giờ trong 28 ngày đầu phát hành. Đây là bộ phim được xem nhiều nhất tại 8 thị trường châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Hong Kong trong tuần đầu. Sau đó, nó nổi tiếng hơn nhờ mạng xã hội và hệ thống gợi ý của Netflix. “Trò chơi con mực” đứng đầu bảng Netflix tại Mỹ và Pháp vào tuần tiếp theo, trước khi “công phá” hơn 90 thị trường trong tuần thứ ba.
Đồng CEO Netflix Ted Sarandos nhận xét, “Trò chơi con mực” mang phong cách rất Hàn Quốc nhưng tầm ảnh hưởng không dừng lại ở trong nước. “Bản án từ địa ngục” (Hellbound) – một bộ phim Hàn Quốc khác – cũng gây sốt khi công chiếu hồi tháng 11, dù không “hot” bằng “Trò chơi con mực”.
Một xu hướng khác nảy sinh đó là sự bắt tay giữa các hãng truyền hình lớn địa phương và công ty streaming nước ngoài. Chẳng hạn, tại Nhật Bản, một số kênh chiếu phim của họ trên Netflix sau 3 tiếng phát trên truyền hình; hoặc sản xuất chương trình thực tế dựa trên các chương trình ăn khách trong quá khứ qua Netflix. Đài truyền hình vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với đối thủ để “tranh thủ” lượng khán giả khổng lồ trên toàn cầu.
Du Lam (Theo Nikkei)
Naver và Kakao đề nghị các doanh nghiệp cung cấp nội dung truyền phát trực tuyến (streaming) trả tiền sử dụng mạng phát sinh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).