TS Nguyễn Văn Thăng Long,ệpđổtiềnchocasĩViệty le keo truc tuyen Giảng viên Cao cấp ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, Đại học RMIT, có bài viết về bức tranh toàn cảnh của thị trường nhạc Việt khi bị chi phối bởi thương hiệu trong những năm qua. Từ đó, TS Nguyễn Văn Thăng Long đưa ra một số chiến lược để nghệ sĩ Việt giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhãn hàng, tăng sự hiện diện cá nhân và phát triển âm nhạc theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Các thương hiệu tài trợ cho âm nhạc hay dùng âm nhạc cho mục đích quảng bá hình ảnh sản phẩm/dịch vụ không phải mới xuất hiện gần đây, mà đã diễn ra từ lâu.
Tuy nhiên, những năm qua, việc các thương hiệu, nhãn hàng chi phối thị trường âm nhạc Việt hiện diện rõ nét hơn, vì nhiều lý do.
Điều này mang lại những tín hiệu tích cực nhưng đồng thời cũng sẽ có thể phát sinh các hệ lụy lâu dài cho nghệ sĩ lẫn thị trường nhạc Việt.
Ba lý do khiến thương hiệu đổ tiền cho thị trường âm nhạc
Theo quan sát của tôi, có 3 lý do chính để giải thích việc hoạt động mạnh của các thương hiệu trong thị trường âm nhạc Việt Nam thời gian gần đây.
Đầu tiên,với sự phát triển của digitalization, hành vi người tiêu dùng thay đổi rất nhiều, nhất là sau đại dịch Covid-19. Các hoạt động hàng ngày của người tiêu dùng hoàn toàn không tách rời khỏi điện thoại - máy tính khi phải work from home, và xu hướng work-life balance trở nên phổ biến.
Do đó, việc họ kết hợp công việc với giải trí thông qua việc nghe nhạc, xem MV cùng với lúc làm việc trở nên phổ biến. Theo báo cáo năm 2024 của We Are Social, người Việt Nam nghe nhạc trên các nền tảng số hơn một tiếng mỗi ngày. Vì thế, việc thương hiệu kết nối với người tiêu dùng qua âm nhạc là điều nên làm.
Thương hiệu, nhãn hàng đổ tiền nhiều cho các sản phẩm của nghệ sĩ. |