Họ,ếpthịbảnthâthứ hạng của campeonato brasileiro série a từ người có bằng cấp, chuyên môn và cả những người làm công việc giản đơn, nhiều nhất vẫn là các bạn sinh viên mới ra trường, đều rất thiếu kỹ năng tìm việc. Tôi không nói cách xin việc bằng quan hệ, mà là cách bồi đắp năng lực của mình, tự thể hiện với nhà tuyển dụng, tạo hồ sơ cá nhân, viết một lá đơn xin việc cho đến tác phong, lời nói, những điều cần làm khi tới gặp người sử dụng lao động để tiếp thị bản thân mình thành công.
Ví như Hùng, cậu tốt nghiệp chuyên ngành bác sỹ thú y tại Đại học Nông lâm Huế năm năm trước. Cầm tấm bằng tốt nghiệp, cậu theo bạn bè đi làm một vài dự án nhỏ ở Tây Nguyên, được vài tháng thì bỏ vì bị quỵt tiền công, Hùng vào nam, ở nhờ nhà người thân tìm việc. Vài tuần, một tháng, tháng rưỡi, cậu vẫn không tìm được việc trong khi bố mẹ đang phải tiếp tục trả nợ gốc và lãi món tiền đã vay nuôi cậu ăn học trên vài sào ruộng còm cõi của gia đình.
Vài ba ngày, gia đình lại điện vào hỏi "đã có việc làm chưa", áp lực quá lớn, Hùng đi làm công nhân nhà máy dệt. Tôi giúp Hùng vào làm vị trí thu mua ở một công ty khá lớn. Lúc đó họ chỉ cần một người nhanh nhẹn, có thể đào tạo và tôi biết cậu phù hợp. Cậu tiến bộ rất nhanh và giờ trở thành nhân viên thu mua có hạng. Không thể kể hết niềm hạnh phúc, vui sướng của Hùng cùng gia đình. Với họ, có việc làm là cả một sự "giải thoát" về vật chất lẫn tinh thần. Tôi vô tình trở thành ân nhân của họ đến tận bây giờ.
Tôi nhận ra rằng, cái chung của những người tôi đã đồng hành không phải là bất tài, kém cỏi mà chỉ là thiếu kỹ năng, thiếu hiểu biết về phương thức tìm việc. Họ chưa hề được hướng dẫn, đào tạo cách làm thế nào để tìm được một công việc tốt. Nhiều người đã đi phỏng vấn nhiều lần, nhưng không nơi nào đồng ý tuyển.
Và điều này dẫn đến tư duy phổ biến trong xã hội, nhà nhà lo rà soát các mối quan hệ, nhờ người chạy vạy giúp và sẵn sàng vay mượn tiền bạc để chạy việc nếu có con, cháu chuẩn bị tốt nghiệp cao đẳng, đại học.
Họ đều khiến tôi hết sức chia sẻ, cảm thông vì nhớ lại chính mình hơn 10 năm trước. Khi mới ra trường, tôi thất nghiệp suốt vài tháng đầu. Đó là khoảng thời gian đáng sợ, ám ảnh đến tận bây giờ.
Mẹ thường thở dài, bố nói bóng gió khiến không khí gia đình hết sức nặng nề, u ám. Tôi mặc cảm, tự ti như mình đã gây ra tội lỗi và đã rơi nước mắt vì buồn tủi. Sau này đi làm, có kinh nghiệm và làm công tác nhân sự, tôi mới hiểu lý do đã khiến mình thất bại. Bởi mặc dù tôi đã rất nỗ lực và chủ động kiếm việc, nhưng thực tế, khi gặp nhà tuyển dụng, tôi khá lúng túng trong cách trả lời, không dám đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng để phô hết được phẩm chất, kỹ năng riêng. Tôi cũng không hề biết tác phong, dáng bộ của mình lúc đó nên thế nào để hiệu qủa nhất, cộng với thiếu kinh nghiệm làm việc, tôi trượt phỏng vấn là điều hiển nhiên.
Tôi đâu có khác nhiều bạn trẻ bây giờ. Bởi lẽ các kiến thức và kỹ năng tối thiểu nhưng vô cùng quan trọng đó chưa bao giờ được đào tạo trên giảng đường đại học, dù ở mức cơ bản nhất, ngay cả những năm tháng cận kề tốt nghiệp. Và không mấy ai tự trang bị được cho mình những kỹ năng mềm quan trọng này.
Trong vài học kỳ cuối cùng tại trường tôi, sinh viên phải học vài môn tự chọn, cùng nhiều môn dạy về tư tưởng, lý luận, hàn lâm như đã học ở đại cương. Tuyệt nhiên không có một bài học nào, dù là buổi nói chuyện ngắn của thầy cô, hướng dẫn sinh viên năm cuối cái họ đang cần nhất. Đó là tâm lý lần đầu tiên tiếp xúc với môi trường công xưởng, văn phòng; chuẩn bị và bày biện hồ sơ cá nhân; viết một lá đơn xin việc ấn tượng; tìm việc bằng những kênh, phương tiện nào; cách trả lời, đặt câu hỏi, dáng bộ khi phỏng vấn... và những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thao tác công việc. Tất cả dường như được phó mặc cho sinh viên và doanh nghiệp sẽ thuê họ.
Chưa kể, trong nhiều năm làm "môi giới việc làm" bất đắc dĩ, tôi nhận ra, rất nhiều người có thể làm rất tốt các việc trái ngành như Hùng ở trên. Có kỹ sư trở thành quản lý kho, kế toán viên nhưng có duyên làm nhân sự. Sau này, nhiều bạn nói với tôi rằng, dù trái chuyên môn với tấm bằng nhưng họ thấy phù hợp và thích thú với công việc hiện tại, phát huy được thế mạnh của mình.
Các kỹ năng mềm để tìm việc làm, "bán" được chất xám và sức lao động của mình với giá hợp lý nhất, phải được đào tạo, hướng dẫn cho lớp lao động trẻ, và rất nên được trang bị cho sinh viên từ các giảng đường. Bởi họ thật sự cần một cây cầu từ cổng trường đến nơi làm việc để bớt bỡ ngỡ và giảm được những sai sót như biết bao người đã vấp, chưa kể gây lãng phí nguồn lực xã hội, gây thiệt thòi cho môi trường kinh doanh và làm chậm lại nền kinh tế.
Chúng ta vẫn nghe các doanh nghiệp kêu ca vì khó tuyển người, còn người lao động thì than thở vì khó tìm việc. Hàng nghìn tài xế xe ôm, công nhân vẫn đang cất tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học ở góc tủ. Mắt xích thị trường lao động bị gãy lâu nay có phần quan trọng do việc thiếu kỹ năng tiếp thị bản thân, tìm việc làm, hiểu về công việc và tự điều chỉnh năng lực của chính những người lao động.
Đào tạo kỹ năng thích nghi với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường tuyển dụng, đáp ứng những gì người đi làm và xã hội đang cần là điều các nhà trường, tổ chức nên xem là mục tiêu quan trọng; thay vì nhồi nhét cho sinh viên những gì có sẵn.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn