Học theo phong cáchdân vận của Bác
Nổi bật trong việc học theo phong cách DV của Bácphải kể đến tập thể cán bộ Ban DV TX.Dĩ An. ThèodânvậnkhéoNgàycànglantỏasâurộkèo nhào ông Huỳnh Phú Quý,Trưởng ban DV Thị ủy Dĩ An, tiêu chuẩn của người cán bộ DV là côngtâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi người dân, có năng lực làm việc, đượcđông đảo người dân tín nhiệm. Với tất cảmọi người phải có thái độmềm dẻo, khônkhéo, biết nhân nhượng và trọng nhân cách của mỗi người. Ông Quý cho rằng,không ngừng đổi mới nội dung, phương thức công tác DV là nhiệm vụ thenchốt trong giai đoạn hiện nay. Sựđổi mới ấy cần phải bám sát côngtác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; với phương châm “Trọngdân, gần dân, hiểu dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu và làm dân tin”,“Những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dânthì hết sức tránh”. Đại biểu tham dự Hộinghị triển khai công tác dân vận 6 tháng cuối năm 2013
Cũng với tinh thần học theo phong cách DV của Bác,ông Lê Văn Hẹ, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Phú An (Bến Cát) 19 nămgắn bó với công tác DV chia sẻ: “Công tác DV không phải là trách nhiệm củariêng một tổ chức, đơn vị nào, mà phải là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Đặcbiệt trong giai đoạn hiện nay, công tác DV chính quyềncần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên và có hiệu quả. Bởi chính quyềnlà nơi nhân dân gửi gắm niềm tin, giúp họ tháo gỡ khó khăn, vướng mắctrong cuộc sống. Cho nên chính quyền các cấp phải làm tốt công tác vận độngquần chúng, mỗi cán bộ cần phải hiểu và thấm nhuần quan điểm “cán bộ là công bộc củanhân dân” để thừa hành công việc của dân, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu, xâydựng niềm tin trong nhân dân”.
Kết quả từ thi đua dân vận khéo
Từhọc tập, noi theo gương Bác đến hành động là cả mộtquá trình không dễ dàng. Song, phong trào DV khéo đã đạt nhiều kết quả quantrọng. Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, đã xuất hiện nhiều điển hìnhDV khéo làm ăn có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tranhchấp đất đai, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư, xâydựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường…
Không chỉ vậy, phong trào DV khéo còn phát huy quyềnlàm chủ của nhân dân trong việc mạnh dạn tham gia góp ý xây dựngĐảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Lạc An là xã điển hình làm công tácDV khéo thông qua việc phát huy vai trò nhân dân trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Làmột xã vùng sâu của huyện Tân Uyên, có đông bà con giáo dân, nhờ sựvận dụngkhéo léo quy chế dân chủ cơ sở và áp dụng việc quản lý trong đầu tư xây dựng hạ tầngnông thôn, cán bộ địa phương đã chủđộng đưa ra các vấn đề để người dân cùng bàn.Nhờ vậy, người dân đề xuất nhiều cách làm cóhiệu quả giúp cán bộ xã mạnh dạn lên kế hoạchxin đầu tư xây dựng một số công trình đường giao thông nông thôn. Các thôngtin về tài chính, sơ đồ thiết kế, tiến độ thi công đều được công khai đến dân,để người dân giám sát và sẵn sàng lên tiếng khi phát hiện sai phạm. Bàcon ở đây hiểu rõ việc chính quyền đang làm vìđời sống của dân, do đó tintưởng vào cán bộ và sẵn sàng chia sẻ quyền lợi, chung tay xây dựng đời sốngvăn hóa ở khu dân cư.
Ông Đỗ Ngọc Huy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban DVTỉnh ủy cho biết: Để phong trào thi đua DV khéo được triển khai sâu rộng, cóhiệu quả hơn, trong thời gian tới, Ban DV các cấp cần thực hiện đồng bộ các nộidung thi đua DV khéo trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, phongtrào này cần gắn với thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh và việc thực hiện chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ đó, kịp thời phát hiện, nhân rộng cácgương điển hình, mô hình DV khéo để các địa phương học tập, noi theo.
KIM HÀ