Sự việc Trường THCS Ngô Quyền,ắthọcsinhđọckiểmđiểmgiữatoàntrườngrồiquayclipđưalênmạnglàphảncảkq cruz azul Tân Bình, TP.HCM bắt một học sinh đừng trước trường đọc bản kiểm điểm rồi quay clip đưa lên trang cộng đồng của trường khiến dư luận bức xúc. Em học sinh còn bị đình chỉ học 4 ngày, lao động công ích trong suốt thời gian bị kỷ luật và bị đánh giá hạnh kiểm từ trung bình đến yếu trong học kỳ 1… Lý do dẫn tới việc này vì nhà trường cho rằng em đã xúc phạm một nhóm nhạc ở Hàn Quốc trên mạng là vi phạm Luật An ninh mạng.
Em N. H. M. Q. phải đọc bản kiểm điểm trước 1.400 học sinh chiều 5/11. (Ảnh chụp màn hình) |
Thầy Phạm Phúc Thịnh, Hiệu trưởng hệ thống trường Việt - Mỹ cho rằng việc kỷ luật học sinh này sai hoàn toàn so với Thông tư 08 của Bộ GD-ĐT.
Theo ông Thịnh, tại mục III của thông tư này có quy định 5 hình thức kỷ luật học sinh, khiển trách trước lớp, khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường; Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học một tuần lễ; đuổi học 1 năm.
Tại mục IV.B của thông tư về Lập hồ sơ đề nghị xét kỉ luật (đối với những hình thức kỉ luật từ khiển trách trước Hội đồng nhà trường trở lên) cũng quy định rất rõ về cách thức tiến hành kỷ luật học sinh như thế nào và thủ tục ra sao.
"Dựa vào thông tin của các phương tiện truyền thông, việc trả lời phỏng vấn của Phó hiệu trưởng trường THCS Ngô Quyền và đối chiếu với những quy định này cho thấy, BGH trường THCS Ngô Quyền đã làm sai hoàn toàn quy định của Bộ GD-ĐT trong việc kỷ luật học sinh"- ông Thịnh nói.
Ông Thịnh phân tích, cụ thể các điểm sai như sau như kết luận học sinh vi phạm Luật An ninh mạng.
"Ở đây nhà trường không có quyền kết tội học snh vi phạm luật (chỉ có tòa án mới có quyền này). Không có hình thức kỷ luật đọc bản kiểm điểm trước toàn trường (lý do để bảo vệ danh dự nhân phẩm học sinh vi phạm kỷ luật). Không có hình thức đình chỉ học tập 4 ngày trong các hình thức kỷ luật quy định. Quyết định kỷ luật học sinh mà không lập Hội đồng ky luật và có biên bản xét kỷ luật, bố mẹ học sinh và chính bản thân HS không được mời tham dự phiên họp xét kỷ luật của Hội đồng kỷ luật. Không có hồ sơ đề nghị, xét kỉ luật do giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo và đề nghị. Như vậy rõ ràng chính những người ra quyết định kỷ luật học sinh này, đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Bộ GD-ĐT"
Ông Thịnh đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM và Phòng GD-ĐT quận Tân Bình, phải có hình thức kỷ luật nghiêm khắc với việc "kỷ luật không đúng quy định" của tập thể BGH trường THCS Ngô Quyền
Trong khi đó, một lãnh đạo Trường THCS Hữu Trang, cho rằng việc răn đe bằng các nguyên tắc để giáo dục, tham vấn tâm lý cũng để giáo dục đều tốt cho trẻ nhưng quan trọng là em HS này thuộc dạng 1 hay 2, thì cách giáo dục mới phù hợp, còn nếu không là phản tác dụng.
Theo ông, nếu hiện tại em đã nhận lỗi, và nhìn được vấn đề là cách giáo dục này đang đi đúng hướng. Phải tiếp tục theo dõi diễn biến tâm lý của em sau khi bị kỷ luật để có biện pháp hỗ trợ em đi về đúng con đường giáo dục tích cực.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, việc kỷ luật học sinh này là hơi nặng nếu là lần đầu tiên vi phạm. "Thông thường đối với lần đầu tiên mà các em nhận thức được sai lầm của mình thì nên nhắc nhở, kiểm điểm, cam kết...trừ khi các em kg nhận thức được thông qua thái độ, hành vi, cách cư xử với mọi người xung quanh thì mình sử dụng biện pháp nặng nhất. Đối với những học sinh ngỗ nghịch, để có biện pháp quản lý được các em thì phải hiểu rõ được tính cách, tâm sinh lý, và phải cùng phối hợp với cha mẹ các em, hiểu tường tận mọi biểu hiện, hành động, sở thích, lúc vui, lúc buồn, khi bất mãn vấn đề gì thì em sẽ thường hay có diễn biến tâm lý ra sao....mới hy vọng quản được các em"- ông nói.
Theo ông, với quan điểm xử lý kỷ luật dù là hoc sinh hay giáo viên cũng phải dựa vào nội dung sai phạm là chủ yếu, không nên xử lý những tình huống này theo sức ép bất kỳ từ phía nào. Nêu lần đầu tiên sai phạm thì nên phân tích nhiều góc độ để các em hiểu, từng bước tăng từ phạt nhẹ đến nặng, khiển trách.....cảnh cảo... đuổi học 7 ngày, 1 năm...Cho các em cơ hội để sửa sai, đó là cách giáo dục tốt nhất khi các em còn là học sinh.
Một phụ huynh cho hay, nhà trường nên phạt trò lao động công ích là được và còn nếu tái diễn thì thầy cô cần tìm hiểu xem còn nguyên nhân gì khác không và đưa ra hướng xử lý thích hợp.
"Bắt học sinh đứng đọc bản kiểm điểm trước toàn trường là phản giáo dục và bôi nhọ chính học sinh ấy. Tuổi 13 là thời kỳ khủng hoảng dậy thì của đại đa số nam sinh. Các em cần thầy cô theo sát định hướng, quan tâm bằng một trái tim thấu cảm. Bị "bêu" trước toàn trường như vậy có thể sẽ phản tác dụng"- phụ huynh này nói.
Theo vị này, có nhiều cách để giáo dục, nhưng không nhất định là phải bắt đứng trước trường đọc một bản kiểm điểm dưới sự chứng kiến của thầy cô bạn bè. Giả sử sau buổi đọc học sinh này nghĩ quẩn rồi xảy ra chuyện ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
Tra đổi với VietNamNet, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay đã yêu cầu Phòng GD-ĐT Tân Bình làm việc với Ban giám hiệu Trường THCS Ngô Quyền về việc này và nắm rõ tình hình.
"Chúng tôi đã yêu cầu Phòng giáo dục phải làm việc rõ với nhà trường. Không thể nào nhà trường nghe dự luận rồi kỷ luật học sinh" bà Thu cho hay.
Bà Thu khằng định việc lãnh đạo nhà trường bắt một học sinh đứng bản kiểm điểm giữa toàn trường rồi quay clip em đưa lên trang cộng đồng của trường là quá phản cảm.
"Không thể nào nhà trường lại làm việc này, đây là một việc rất phản cảm và đau lòng và Phòng giáo dục sẽ phải làm việc với nhà trường về việc này" bà Thu nói.
Hòa- Nga - Huyền
“Tôi đã sai khi để clip em MQ đọc bản tự kiểm điểm lan truyền trên mạng. Do tôi quá nóng vội và thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng”.