Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Trả lời phỏng vấn của phóng viên tại Ottawa,ọcgiảCanadađánhgiácaobàiviếtcủaTổngBíthưNguyễnPhúTrọkeo thom các học giả Canada đã đánh giá cao những tư tưởng trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam."
Các học giả đều cho rằng bài viết đã nêu một số vấn đề có nội hàm rộng lớn, phong phú trên cơ sở cả lý luận và thực tiễn, nhấn mạnh chủ nghĩa xã hội được đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Marx-Lenin trong thời đại ngày nay.
Giáo sư Julie Nguyễn, Chủ tịch Hội các sáng kiến Canada-ASEAN thuộc Đại học York, cho rằng bài viết đã cho thấy cái tâm của người lãnh đạo, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt trong bối cảnh đất nước còn nghèo, phải cạnh tranh kinh tế với bên ngoài. Đây là yếu tố quyết định sự ủng hộ của người dân đối với Đảng.
Theo Giáo sư Julie Nguyễn, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường đúng đắn để nhà lãnh đạo thực hiện được mục tiêu vì nhân dân: tạo nên nguồn lực kinh tế để “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Giáo sư Julie Nguyễn bày tỏ tâm đắc với ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Bà cho rằng việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt trong vấn đề phát triển con người và phát triển nhân lực để xây dựng đất nước, là đường hướng mang tính chiến lược đối với tương lai của đất nước và hạnh phúc của người dân.
Những nội dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết như “xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới,” “mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế”... cũng chính là mong mỏi của người dân.
Giáo sư Julie Nguyễn cũng nhấn mạnh thời điểm bài viết được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng công bố đúng dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ôn lại và thấm nhuần những tư tưởng căn bản của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Một điểm nhấn trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được các học giả Canada quan tâm là vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Về nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng “quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp,” ông Luis Silva, chuyên gia về quan hệ chính phủ, cho rằng Việt Nam nhận thức được những thách thức, rủi ro khi nỗ lực để đạt được nhiều tiến bộ hơn về kinh tế và xã hội cho người dân.
Theo ông, Việt Nam đã chứng minh rằng nước này đã được chuẩn bị tốt để có thể quản lý một cuộc khủng hoảng y tế công cộng với sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Với việc áp dụng các giải pháp khoa học-công nghệ trong cuộc chiến chống COVID-19, Việt Nam đã tự định vị là một điểm đến lý tưởng ở Đông Á để thu hút nhiều hơn nữa đầu tư từ các ngành khoa học và công nghệ trong tương lai khi thế giới dần thoát khỏi đại dịch.
Ông cho rằng cơ hội thu hút đầu tư nhiều hơn vào nền kinh tế Việt Nam sẽ mang lại mức sống tốt hơn cho người dân và sự thịnh vượng cho quốc gia.
Ông Luis Silva cũng đề cập tới những rủi ro tiềm tàng trong trường hợp các chính phủ theo chủ nghĩa dân túy rút khỏi các hiệp định thương mại, ảnh hưởng tới đầu tư quốc tế vào Việt Nam.
Theo ông, Việt Nam có thể giảm thiểu nguy cơ này bằng cách đa dạng hóa và mở rộng các hiệp định thương mại với nhiều quốc gia hơn.
Ông cho rằng Việt Nam đã làm được điều này và cần tiếp tục nỗ lực để bảo vệ lợi ích quốc gia./.
Theo TTXVN