Chia sẻ với VietNamNet,ữngnghềđangkhátlaođộkèo nhà cái góc ông Tiến cho biết, số người lao động ở nông thôn được các doanh nghiệp tuyển vào đào tạo theo hình thức học nghề, tập nghề để làm việc là rất lớn. Điển hình như Samsung và các doanh nghiệp dệt may, chế biến thủy hải sản, giày da,…
“Công nghiệp điện, điện tử; may mặc; giày da hút rất nhiều lao động nông thôn. Tuy nhiên những ngành nghề này thì tuổi đời làm nghề cũng giảm. Bởi đây là những nghề có yếu tố độc hại. Đến nay đang có tình trạng là lao động 18 tuổi hăm hở vào làm những ngành nghề này 5-6 năm tích được một số tiền, bỏ công việc này và rồi bổ sung vào lực lượng thất nghiệp ở các đô thị. Đây là một vấn đề về hiệu quả của việc sử dụng nguồn nhân lực. Bây giờ chúng ta đang tính chuyện đào tạo lại số này”.
Không ít nghề mà nhu cầu thị trường cùng mức thu nhập cao đang rất "khát" nhân lực. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng. |
Trong khi đó, theo ông Tiến, hiện nay các lĩnh vực cơ khí chế tạo, công nghệ ô tô, hàn đang rất thiếu lao động, kể cả ở doanh nghiệp trong nước lẫn đi nước ngoài, song người lao động lại không đăng ký học.
“Ví dụ nghề hàn, có phải đào tạo là giỏi ngay đâu, chưa kể tính độc hại. 100 người đào tạo may ra 10 người sau khi học xong có thể có lương 10 – 15 triệu đồng, còn nếu không giỏi thì lương khoảng 5-6 triệu, kèm theo có thể độc hại nên người dân không đi học. Để giải quyết việc này rất cần các doanh nghiệp cải thiện không chỉ điều kiện làm việc mà cả tiền lương”.
Theo ông Tiến, riêng ngành công nghệ ô tô có một nhóm nghề rất hot hiện nay là sơn đồng (xe ô tô bị móp méo, trầy xước thì hút và sơn lại – PV). Tuy nhiên, hiện cả trong và ngoài nước đều thiếu nhân lực, trong khi thu nhập của nghề này rất cao. Ông Tiến cho rằng, đây là một hướng đi mà người lao động nên xem xét bởi nhu cầu thị trường là có thật.
Một số trường đang đào tạo những nghề này có thể kể đến như Trường CĐ Cơ khí Nông nghiệp Vĩnh Phúc, Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội, Trường CĐ Cơ điện Xây dựng Bắc Ninh, Trường CĐ Cơ điện Hà Nội,...
Hải Nguyên
- Không ít các bạn trẻ ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) sau khi tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ nhưng khó khăn trong việc tìm việc làm đã quyết định theo học nghề để có tay nghề chủ động, tạo thu nhập cho gia đình.