Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở
Hiện nay,Điềukiệnquantrọngđểchuyểnđổiđấttrồnglúasangđấtởnăkèo nhà cái 2 do nhu cầu sử dụng đất ở và giá trị đất ở lớn hơn nhiều so với đất trồng lúa, đất nông nghiệp khác nên nhiều người đã tự ý chuyển đất trồng lúa thành đất ở; bên cạnh đó nhiều hộ gia đình, cá nhân muốn xin chuyển đất trồng lúa sang đất ở.
Theo tinh thần của khoản 1 điều 134 Luật Đất đai năm 2013 thì Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa nên việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp sẽ bị hạn chế.
Căn cứ khoản 1 điều 52 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt..”
Như vậy, việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp chỉ bị hạn chế chứ không cấm. Do đó, người dân có thể chuyển đổi đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích nhà ở. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất:
Chuyển mục đích sử dụng từ đất trồng lúa (thuộc nhóm đất nông nghiệp) sang đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) thì phải xin phép và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
- UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với hộ gia đình, cá nhân.
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất với tổ chức.
UBND cấp huyện xem xét việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ruộng sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân theo 02 căn cứ sau:
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu vị trí thửa ruộng thuộc khu vực được chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì mới được chuyển.
Nếu đất nằm trong trường hợp này, thì người dân sẽ phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng.
Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất, căn cứ: Điều 5 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bổi Điều 2, khoản 3 thông tư số 18/2016/TT-BTC quy định cụ thể chi tiết như sau:
– Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = tỷ lệ phần trăm (%) (x) diện tích (x) giá của loại đất trồng lúa.
Trong đó:
+ Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
+ Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
+ Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Bên cạnh đó, khi chuyển đổi đất trồng lúa thành đất ở anh còn phải áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề. Trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại (Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thời hạn nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa để các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện.
2. Nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Thủ tục chuyển đất trồng lúa sang đất ở
Chuẩn bị hồ sơ:
Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.
Các bước thực hiện:
Bước 1. Nộp hồ sơ
- Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường;
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 2. Xử lý, giải quyết yêu cầu:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3. Trả kết quả:
Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời gian thực hiện:
+ Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).
+ Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Như vậy, đất trồng lúa có chuyển sang đất ở được không còn phụ thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, người dân có thể trực tiếp đến UBND cấp huyện để được cung cấp thông tin pháp lý về tình trạng thửa đất ruộng vị trí để được biết về quy hoạch tổng thể, từ đó làm căn cứ có hoặc không làm hồ sơ và thủ tục xin chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở theo quy định hiện hành.
Theo Dân Việt
Để được tách thửa đất nông nghiệp, ngoài điều kiện về diện tích tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện khác. Dưới đây là chi tiết điều kiện, thủ tục tách thửa đất nông nghiệp năm 2021.