Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo_ket qua bong da cup fa anh

Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo_ket qua bong da cup fa anh

2025-01-15 13:26:05 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Cúp C1 View:879lượt xem

Xem video: Bà cụ 40 năm nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo

Gánh ve chai nuôi người nghèo

Những ngày giáp Tết,àcụnămnhặtvechainuôiheođấtloTếtchongườinghèket qua bong da cup fa anh má Cúc suy tư, ngồi một góc nhà lật giở những trang giấy ghi lại tên, địa chỉ người nghèo cần giúp đỡ. Ghi xong thiệp mời người nghèo đến nhận quà, má lại lục xem trong túi còn sót lại đồng nào hay không để bỏ vào những chú heo đất được đặt gọn gàng trên bàn làm việc.

"Má Cúc" là tên gọi thân thương của người dân phường 8 (Quận 3, TP.HCM) dành cho bà Nguyễn Thị Bạch Cúc (77 tuổi), người gần 40 năm nhặt ve chai, nuôi heo đất để giúp đỡ người nghèo.

Bà Cúc nói, tính bà hay thương người nên hay làm từ thiện. Sau này, khi công tác trong Hội phụ nữ phường, bà quyết định nuôi heo đất để có quỹ giúp người khó khăn. Để có tiền nuôi heo, bà đi nhặt ve chai.

“Lúc đó, thấy tôi đi nhặt ve chai, nhiều người bàn tán đủ kiểu. Họ nói tôi tôi làm bộ, ra vẻ, nói tôi con cái thành đạt mà giả nghèo giả khổ, làm xấu mặt con cái... nhưng tôi không buồn. Tôi tin từ từ rồi họ sẽ hiểu”, bà chia sẻ.

{keywords}
40 năm qua, “Má Cúc” nhặt ve chai nuôi heo đất lo Tết cho người nghèo.

Bà nói, “khi lưng còn thẳng”, bà một mình len lỏi trong các ngõ hẻm nhặt ve chai. Vài tuần, bà mới kết hợp với những người khác đi mua ve chai một lần. Sau này, lưng còng, bà đến từng nhà xin.

Cuối cùng, người dân địa phương cũng nhận thấy ý nghĩa nhân văn trong việc làm của bà. Thấy bà đã già cả vẫn tích cực làm việc thiện, người dân tự đem ve chai đến nhà cho bà. Bà chỉ việc phân loại ve chai, bán lấy tiền nuôi heo.

Bà Cúc kể, con heo đầu tiên bà nuôi ròng rã 1 năm trời. “Đập heo, tôi đếm được gần 50 triệu đồng. Số tiền này tôi trích ra gửi cho nhiều cơ quan đoàn thể để hỗ trợ gia đình khó khăn. Tôi cũng trích tiền từ con heo này để chăm lo cho người già neo đơn”, bà Cúc kể.

Bà nói, chứng kiến niềm hạnh phúc của mọi người khi được sự giúp đỡ từ mô hình nuôi heo đất, bà như “trẻ lại chục tuổi”. Thế là bà dồn hết tâm sức vào việc nuôi heo đất. Sức yếu, không thể một mình đi thu mua ve chai, bà chuẩn bị tủ bánh mì, đứng bán bánh trước ngõ.

{keywords}
Hiện nay, bà Cúc đang tiếp tục nuôi 2 con heo đất để làm quỹ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Mỗi sáng, trên tủ bánh mì của bà luôn có một chú heo đất dán dòng chữ “Nuôi heo đất vì cộng đồng” để những ai có tấm lòng đều có thể chung tay, đóng góp. Bà nói: “Tôi đặt heo công khai như thế là để ai có tấm lòng cũng có thể bỏ tiền vào nuôi heo chung…”.

“Bây giờ, có nhiều người tốt lắm, ai cũng bỏ tiền vào heo, mấy em học sinh cũng đến ủng hộ nữa. Đặt heo ở vị trí công khai như thế cũng là cách để người khác học tập, nhân rộng mô hình”, bà Cúc nói thêm.

Thế nên, cho đến nay, dù không còn có thể đến từng nhà thu nhặt, bà vẫn duy trì việc bán ve chai để có tiền bỏ nuôi heo. Ngoài ra, bà luôn trích phần nhiều số tiền dưỡng già, tiền thưởng từ các hoạt động sôi nổi của mình trong hội phụ nữ… để chăm đàn heo đất.

Bà kể: “Thấy tôi làm việc vì người nghèo nhiều người cũng muốn chung tay nên tôi không nuôi heo lớn nữa mà mua nhiều heo đất nhỏ về nuôi. Khi khui heo, tôi đều mời các ban ngành đoàn thể trong khu phố, phường đến chứng kiến”.

{keywords}
Mỗi khi gửi quà cho người khó khăn, bà Cúc đều in thiệp mời, bỏ vào phong bì lịch sự, gửi đến từng hộ gia đình, cá nhân để mời họ đến nhận.

“Nuôi nhiều con để con nào đầy thì đem đi ủng hộ người khó khăn, mái ấm, người nghèo… Mới đây, tôi cũng trích tiền từ heo đất để chuẩn bị quà Tết cho những người khó khăn tại khu phố”, bà Cúc kể thêm.

Cảm hóa đối tượng giang hồ, dân nghiện hút

Bà Cúc nói, suốt 40 năm qua, bà không nhớ được mình đã nuôi và cho đi bao nhiêu con heo đất. Bà chỉ biết, hễ thấy ai nghèo, ai khó khăn là trích tiền từ heo giúp đỡ. Hồi đó, bà trích tiền từ heo đất đem cho thanh niên, phụ nữ, học sinh, người già… Ai nghèo, ai khổ là bà cho.

Thế nên, nhiều lần bà bị kẻ xấu lợi dụng. Bà Cúc kể: “Hồi trước, ở đây có 2 mẹ con sống rất khổ. Thấy vậy, tôi trích tiền trong heo giúp đỡ. Thấy vậy, họ hay đến xin. Sau này, tôi tìm hiểu mới phát hiện, hai mẹ con lấy tiền từ heo của tôi đem đi đánh đề”.

Sau nhiều lần bị lợi dụng, bà Cúc cẩn thận hơn và luôn xác minh rõ ràng hoàn cảnh người cần được giúp đỡ. Bà tự liệt kê những gia đình, cá nhân cần giúp đỡ trong một cuốn tập sau đó tìm hiểu hoàn cảnh thật của những người này.

{keywords}
Bà Cúc xem lại danh sách những cá nhân, gia đình cần được hỗ trợ, giúp đỡ.

Khi đã xác minh, bà in giấy mời thật đẹp bỏ trong phong bì lịch sự rồi gửi đến những người cần được hỗ trợ, mời họ đến nhận quà. “Tết này, tôi cũng có phần quà cho những người đã lên danh sách. Tôi đang viết thiệp mời rồi. Viết xong, tôi sẽ đem đi gửi và đợi ngày trao quà”, bà Cúc tâm sự.

Không chỉ chăm lo người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, bà Cúc còn nổi tiếng là người giỏi cảm hóa các đối tượng bất hảo tại địa phương. Gần nhà bà có một người vì nghiện ma túy mà nhiều lần làm chuyện phi pháp, vào tù ra tội triền miên.

Bà Cúc kể: “Nhiều lúc, anh ta nói với tôi rằng, muốn làm người tốt mà làm không được vì bị xã hội xa lánh. Tôi nghĩ không nên xa lánh người lỡ bước, đừng dồn họ vào con đường cùng”.

{keywords}
Bà Cúc “khoe” món quà từ Ban Tuyên giáo tặng.

“Thế nên, hôm tòa xét xử, tôi xin được gặp, đưa cho anh ta ít quà rồi nói sau này ra tù cố gắng làm lại cuộc đời. Cuối cùng, mãn hạn tù, anh ta về gặp tôi vừa khóc vừa nói rằng sẽ cố gắng làm ăn, không dính đến ma túy nữa. Bây giờ, người này có việc làm và sống tốt rồi”, bà nói thêm.

Trong khi đó, cùng là “anh em xã hội” nhưng người tên Nh. lại có hoàn cảnh bi đát hơn. Vốn là dân anh chị, Nh. “ngồi tù nhiều hơn ở nhà” và có nhiều ân oán. Sau lần ngồi tù kéo dài, Nh. thất lạc hầu hết đàn em.

Bà Cúc chia sẻ: “Lúc chưa đi tù, Nh. đánh người ta nhiều quá nên khi được thả bị người ta bao vây, đánh liệt luôn 1 chân. Thấy Nh. không có việc làm, không ai chăm sóc, tôi trích tiền đưa đi châm cứu, cho tiền ăn đến khi có thể đi lại được. Cảm kích tôi, bây giờ Nh. cũng chí thú làm ăn, tình nguyện đứng ra tuyên truyền tác hại của ma túy, đá gà, đánh đề…”.

{keywords}
Bà Cúc cho biết, bà cảm thấy rất buồn nếu không được làm việc gì đó để giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

Kể chuyện về người tên Nh., bà Cúc lại nhớ đến anh thanh niên nhiễm HIV nhưng không có tiền điều trị. Thương chàng trai lỡ bước khi tuổi đời còn quá trẻ, bà lại trích tiền từ heo đất để hỗ trợ người này mua thuốc điều trị.

Bà Cúc kể thêm: “Tuy vậy, những trường hợp ấy không khó khăn và khiến tôi đau lòng bằng việc K. vừa tốt nghiệp kỹ sư bị bạn bè dụ dỗ dẫn đến dính HIV. Ngày biết mình mắc “căn bệnh thế kỷ”, K. đau đớn và không dám nói với ba mẹ”.

“Tôi phải làm cầu nối, lựa lời để nói cho ba mẹ cháu nghe, thông cảm, chấp nhận sự thật đau lòng này. Khó khăn lắm, cha mẹ K. mới vơi bớt sự mặc cảm, tức giận để tha thứ, tạo nền tảng tinh thần cho con điều trị”, bà Cúc chia sẻ.

Cụ ông Sài Gòn làm di chúc để lại nhà hơn 10 tỷ giúp người già, sinh viên

Cụ ông Sài Gòn làm di chúc để lại nhà hơn 10 tỷ giúp người già, sinh viên

"Tôi sẽ dành một căn cho người già neo đơn và học sinh - sinh viên nghèo ở miễn phí. Căn còn lại, tôi sẽ trích 40% thu nhập từ tiền cho thuê trọ giá rẻ để chăm lo cho công tác khuyến học".

Tác Giả:Thể thao
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái