Đang chăm sóc một người bạn tại Bệnh viện Chợ Rẫy,ữngngườihiếnmáutìnhnguyệntiêubiểsoi kèo torino vs verona anh Ngô Văn Dư chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân cấp cứu chạy đôn đáo tìm máu. "Muốn giúp lắm mà bản thân lại mắc chứng sợ máu, chưa biết có bị ảnh hưởng tới sức khỏe sau khi cho máu hay không…”, anh nhớ lại 27 năm trước.
Từ viện về, hình ảnh người nhà chạy đôn đáo, còn bệnh nhân thoi thóp chờ máu cứ ám ảnh anh thời gian dài. Một năm sau, vượt nỗi sợ, anh quyết tâm đi hiến máu.
Lần đầu tiên hiến máu, chàng thanh niên rất hồi hộp vì sợ máu và kim tiêm. "Thấy bịch máu, tôi bị chóng mặt và muốn bỏ về ngay lập tức" - anh nhớ lại. Nhưng hình ảnh ám ảnh một năm trước lại thành động lực giúp anh vượt qua chính mình. Không chỉ thế, anh còn đi vận động người khác cùng chiến thắng bản thân.
26 năm qua, anh Dư đã có 102 lần hiến máu, là người có số lần hiến nhiều nhất trong danh sách 100 người hiến máu tiêu biểu được tôn vinh năm 2022. Anh nói, còn khoẻ là còn hiến máu, sau này khi mất đi, anh tình nguyện hiến thân thể cho y học.
Cũng mang trong mình "máu nóng", đứng ngồi không yên khi biết tin có người cần máu là anh Trần Vũ (31 tuổi). Anh Vũ là Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Máu nóng Gia Lai" với hơn 1.000 thành viên sẵn sàng hiến máu trong tình huống cấp thiết.
11 năm qua, anh Vũ đã hiến máu và tiểu cầu tổng cộng 41 lần. Những năm tháng học tập, công tác tại Đà Nẵng, số điện thoại của anh là "hotline" quen thuộc mỗi khi Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng có ca cấp cứu cần máu.
Dù nơi ở cách bệnh viện hơn 20 km nhưng mỗi lần cần "báo động S.O.S", anh lại nhanh chóng tới bệnh viện. Có lần, anh nhận tin báo lúc 11 giờ đêm, trời lạnh rét và mưa tầm tã. Tới lúc lấy máu, bác sĩ tìm mãi không được ven vì cơ thể anh nhiễm lạnh. Nằm quạt sưởi để làm ấm người mà trong lòng chàng trai trẻ cứ thấp thỏm.
Sau 20 phút, các thầy thuốc cũng tìm được ven và lấy máu thành công để kịp truyền cho người bệnh. Thở phào nhẹ nhõm, anh rời viện khi đồng hồ điểm 1 giờ sáng hôm sau.
Trong danh sách 100 gương mặt hiến máu tiêu biểu năm 2022 vừa được tôn vinh có nhiều người là nhân viên y tế, công an. Thuợng úy công an Trần Văn Phú quê Hậu Giang lần đầu hiến máu năm 18 tuổi, khi đang học tập ở Bắc Ninh.
Đến nay, chuyện về 60 lần anh Phú đi hiến máu và tiểu cầu gắn liền với những chuyến vượt đường xa để cứu người. Năm 2008, anh Phú cùng bạn bắt xe buýt từ trường đến Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương với quãng đường 60 km để hiến máu. Lại có lần, đọc thông tin có người tận Huế nguy kịch vì tai nạn, cần tiểu cầu nhóm A - cùng nhóm máu với mình, anh Phú lập tức bắt xe khách vượt gần 700 km vào Huế để kịp thời cứu người bệnh.
Cách đây hơn 1,5 năm, Thượng úy Phú chạy xe máy hơn 60 km ngay giữa trưa nắng từ TP Vị Thanh (Hậu Giang) tới Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang (ở thành phố Rạch Giá) để hiến máu cho bé gái bị tan máu bẩm sinh - căn bệnh khiến bé phải truyền máu suốt đời. Hiến máu xong, anh còn tặng một số tiền nhỏ để mẹ bé mua sữa cho con mau bình phục.
Anh Dư, anh Vũ hay anh Phú là ba trong số 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2022 được tôn vinh tối 28/8. Chương trình do Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức từ 2007 nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp, cống hiến của hàng trăm ngàn người hiến máu.
Trong 2 năm vừa qua, dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác vận động và tiếp nhận máu. Tuy nhiên, lượng máu tiếp nhận năm 2021 vẫn đạt gần 1,4 triệu đơn vị, trong đó 99% là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu. Những tháng đầu năm 2022, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận hơn 850.000 đơn vị máu thông qua nhiều chiến dịch.
Những người dù muốn cũng không thể hiến máuHiến máu có thể giúp điều trị và hỗ trợ nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng hiến máu.