Làm gì với thương hiệu?áchtiếpthịbảnthânđúngvớicôngviệcứngtuyểnhận đinh bong da hom nay
Xây dựng thương hiệu (branding) nếu bạn chưa từng tạo ra thương hiệu cá nhân trước đây hoặc tái lập thương hiệu (re-branding) nếu bạn đang cân nhắc chuyển ngành nghề hoặc thay đổi lĩnh vực.
Bạn cần quyết định con đường sự nghiệp mình đang đi và điều chỉnh các thông tin về sự tín nhiệm, khả năng chuyên môn và những thứ phù hợp với thương hiệu đó.
(Nguồn hình: Freepik) |
Bắt đầu như thế nào?
Bước đầu tiên trong việc xây dựng hoặc tái tạo thương hiệu là xác định xem bạn muốn thương hiệu đó đại diện cho điều gì. Loại công việc nào bạn muốn sở hữu? Bạn có muốn công việc mới trong vai trò tương tự, hoặc công việc như cũ trong một ngành khác không? Nếu chỉ như vậy thì đó là một bản cập nhật thương hiệu tương đối dễ dàng.
Còn nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi nghề nghiệp, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và sức lực hơn.
- Tự kiểm tra: Hãy chủ động Google khám phá xem thông tin hiện tại của bạn sẽ cho thấy cá tính nghề nghiệp như thế nào và đảm bảo rằng thông tin đó phản ánh rõ ràng bạn đang ở đâu trong sự nghiệp và nơi bạn muốn đến tiếp theo. Hãy xem xét nó từ quan điểm của nhà tuyển dụng khi lựa chọn các câu chuyện để chia sẻ về thành tích và nguyện vọng của mình.
- Lên kế hoạch: Tìm ra cách bạn đi để đến nơi bạn muốn rất quan trọng. Sự nghiệp của bạn cần sự thay đổi? Bạn cần thêm kỹ năng hoặc chứng chỉ mới? Hãy lập danh sách những việc cần làm trước khi bắt đầu. Có những điều chúng ta làm được ngay trong công việc hiện tại để định vị cho sự thành công của công việc tiếp theo.
- Nâng cấp sự tín nhiệm: Bạn có thiếu những kỹ năng cần thiết để chuyển đổi thương hiệu thành công? Nếu có thể dành ra chút thời gian, bạn hoàn toàn có thể đạt được các kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ. Hãy tham gia vào một số dự án tự do để xây dựng danh mục kỹ năng liên quan đến mục tiêu chuyển đổi thương hiệu. Bạn có thể bổ sung những kỹ năng đó vào sơ yếu lý lịch và hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến, đồng thời tạo mối liên hệ đến chúng trong thư xin việc.
- Hãy cẩn thận: Nếu bạn tìm kiếm việc làm trong khi đang có một công việc. Đừng tạo ra những sự thay đổi mà nó hiển hiện đến mức sếp của công ty hiện tại cũng nhận thấy rõ ràng. Nếu bạn thực hiện các thay đổi từ từ và cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng tránh được những sự dòm ngó khiến mình bất lợi hơn.
Cách tạo ra tuyên ngôn thương hiệu
Tuyên ngôn thương hiệu (brand statement) là một tuyên bố ngắn gọn và hấp dẫn về những điều khiến bạn trở thành ứng viên mạnh mẽ cho công việc. Viết tuyên ngôn thương hiệu có thể giúp bạn nắm bắt được bản chất của những thứ bạn muốn hoàn thành trong giai đoạn sự nghiệp tiếp theo.
Thêm tuyên ngôn vào lý lịch
Thêm tuyên ngôn thương hiệu vào sơ yếu lý lịch (resume hoặc CV) là cách để nhà tuyển dụng biết được bạn có thể gia tăng giá trị cho tổ chức như thế nào nếu được chọn. Đừng sử dụng cùng một tuyên ngôn thương hiệu mỗi khi bạn dùng sơ yếu lý lịch để xin việc.
Cập nhật hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến
Bên cạnh đó, hãy cập nhật hồ sơ nghề nghiệp trực tuyến. Nội dung không cần chính xác như sơ yếu lý lịch, nhưng phải đầy đủ các thông tin tương đồng vì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra nó kỹ lưỡng.
Nên dành thời gian viết một bản tóm tắt trong đó bao gồm các thông tin về mối quan hệ, phản ánh sở thích nghề nghiệp và các nội dung có thể thu hút sự chú ý của nhiều nhà quản lý.
Làm mới các tài khoản mạng xã hội khác
Thông điệp bạn gửi đến nhà tuyển dụng và những người trong mạng lưới nghề nghiệp của mình phải nhất quán. Đừng để họ thấy sự khác biệt khi nhìn vào những thông tin mà bạn đăng tải trên từng tài khoản truyền thông xã hội, tất cả không để lại cùng một ấn tượng.
(Nguồn hình: Freepik) |
Tái lập thương hiệu
Khi cân nhắc về một sự thay đổi lớn trong công việc hoặc chuyển nghề, có thể bạn sẽ có nhu cầu tái lập thương hiệu. Nhưng nếu đang có công việc, bạn nên thực hiện việc này một cách chậm rãi và cẩn thận.
Hành động cẩn trọng, bạn sẽ không đẩy công việc mình hiện có vào tình trạng nguy hiểm và hoàn toàn có thể chủ động thay đổi khi nào đã sẵn sàng.
Tận dụng thư ứng tuyển để giải thích
Thư xin việc là cầu nối giữa bạn và nhà tuyển dụng. Hãy viết một lá thư xin việc nhắm đến mục tiêu làm nổi bật những thành tựu và “tài sản” mạnh nhất cho thấy bạn đủ điều kiện đảm nhận công việc, thuyết phục nhà tuyển dụng mời bạn phỏng vấn.
Bắt đầu tất cả lại một lần nữa
Tái lập thương hiệu cho sự nghiệp không phải là nhiệm vụ làm một lần. Công nghệ thay đổi, nền kinh tế có lúc lên lúc xuống, các kỹ năng được trọng dụng cũng dần thay đổi theo thời gian, và khát vọng nghề nghiệp của hầu hết mọi người cũng được điều chỉnh trên từng chặng đường chúng ta làm việc.
Trung bình một người có thể sẽ thay đổi công việc khoảng từ 10-15 lần trong toàn bộ sự nghiệp. Vậy nên rất có thể sự nghiệp của bạn cũng sẽ thay đổi theo thời gian.
Bằng cách thực hiện những thay đổi để tái lập thương hiệu thật chuyên nghiệp và ổn định, bạn sẽ có thể sử dụng thương hiệu để thúc đẩy sự nghiệp một cách hiệu quả nhất.
(Nguồn: CareerBuilder.vn)