UBND TPHCM vừa có quyết định phê duyệt “Chương trình Phát triển công nghiệp vi mạch tại Khu Công nghệ cao giai đoạn 2025 – 2030”.
Kế hoạch này nhằm đưa ngành công nghiệp vi mạch trở thành động lực tăng trưởng mới của kinh tế thành phố,ậpquỹtriệuUSDđàotạonghìnkỹsưthiếtkếvimạkèo bóng đá tv net dẫn dắt các ngành công nghiệp khác, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng của công nghiệp vi mạch khi tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
Cụ thể hơn, đến năm 2030, biến Khu Công nghệ cao trở thành một trung tâm nghiên cứu, phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn của quốc gia, có hệ sinh thái vi mạch bán dẫn mạnh.
Có hạ tầng khoa học công nghệ, mô hình quản trị hiện đại theo thông lệ của thế giới; là nơi thu hút và đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn đạt trình độ quốc tế; có không gian phát triển các dự án đầu tư có sức lan tỏa công nghệ, kết nối vào hệ sinh thái vi mạch bán dẫn thế giới.
Tiến tới hình thành Trung tâm xuất sắc về vi mạch bán dẫn, cảm biến – MEMS; Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo hoạt động hiệu quả, tạo ra một nền tảng chung để khai thác và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc hình thành nên các sản phẩm thương mại có hàm lượng khoa học cao.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công loại linh kiện điện tử công suất như là MOSFET hoặc Transistor ứng dụng trong lĩnh vực điều khiển công suất. Từ đó, xây dựng được quy trình và các thông số chế tạo chuẩn làm cơ sở thiết kế và chế tạo các linh kiện vi mạch bán dẫn phức tạp sau này.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ nâng cấp Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp cho các doanh nghiệp nghiên cứu thiết kế lõi vi mạch mềm và phát triển vi mạch Việt Nam.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo dự kiến thu hút 60 dự án ươm tạo, tốt nghiệp cho 5 doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử - vi mạch. Trong đó, tập trung vào vi mạch trí tuệ nhân tạo, vi mạch xử lý dữ liệu thông minh, vi mạch truyền thông bảo mật phục vụ cho chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh, sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm chủ lực có sử dụng lõi vi mạch mềm hoặc các vi mạch được thiết kế trong nước.
Đồng thời TPHCM đặt mục tiêu phát triển ít nhất 60 sở hữu trí tuệ/lõi IP hoặc có thể xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam ra thế giới; phát triển được ít nhất 2 doanh nghiệp lĩnh vực thiết kế vi mạch và phát triển sản phẩm trên các vi mạch Việt có khả năng cạnh tranh với các công ty thiết kế nước ngoài; thu hút ít nhất 20 dự án, trong đó có ít nhất 1 tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn của thế giới.
Phấn đấu thu hút ít nhất 1 nhà đầu tư chiến lược trong ngành vi mạch bán dẫn, tập trung vào công đoạn có giá trị gia tăng cao, kết nối đến hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn toàn cầu, doanh nghiệp nước ngoài có đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu phát triển, liên kết với doanh nghiệp nội địa, các cơ sở đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp vi mạch tại Khu Công nghệ cao.
Đào tạo 40 nghìn kỹ sư vi mạch
Để đạt được mục tiêu như kế hoạch nói trên, ngoài hoàn thiện các chính sách, TPHCM nhận định nguồn nhân lực sẽ đóng vai trò cho việc thành hay bại của chương trình.
Do đó, lãnh đạo TPHCM giao các sở, ngành liên quan nghiên cứu thành lập Quỹ Phát triển nguồn nhân lực thiết kế vi mạch quy mô 5 triệu USD. Đây là nguồn quỹ nhằm đào tạo nâng cao kỹ năng cho khoảng 40.000 kỹ sư từ nay đến năm 2030 (tương đương khoảng 6.000 kỹ sư/năm).
Nghiên cứu và đề xuất mô hình, cơ chế hợp tác đột phá, hiệu quả cho các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu Công nghệ cao với các Trường đại học, Viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các Trung tâm vi mạch bán dẫn quốc gia để nâng cao nguồn lực, năng lực trong công tác đào tạo, ươm tạo.
Đặc biệt là chia sẻ hạ tầng khoa học công nghệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia, đội ngũ cán bộ quản lý tham gia các chương trình, dự án phát triển vi mạch tại Khu Công nghệ cao. Hoàn thiện mô hình tổ chức Trung tâm đào tạo vi mạch bán dẫn phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tổ chức các khóa đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với yêu cầu sản xuất công nghiệp; trong đó đào tạo chuyên sâu cho 120 giảng viên, nhà nghiên cứu; đào tạo ngắn hạn, đào tạo chuyển tiếp, đào tạo nâng cao cho ít nhất 1.200 học viên; kết nối cộng tác với 2-3 chuyên gia đầu ngành hoặc chuyên gia quốc tế mỗi năm để xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao.
TPHCM phấn đấu đến năm 2025 đạt 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng sốTPHCM sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.