Nói đến câu chuyện "lương thỏa thuận" khi đăng tin tuyển dụng,ệcgặpcôngty lươngthỏathuậnnhưngtriệuchêgiải j1 nhật bản tôi nhớ lại thời điểm mình đi phỏng vấn cho một vài công ty ngành IT. Đó là vòa năm 2017, có mấy công ty đăng tuyển yêu cầu có hai kinh nghiệm trở lên, lương thỏa thuận. Thế nhưng, sau khi tới phỏng vấn và trả lời được hết câu hỏi, đến phần thỏa thuận lương, tôi nói mức lương mong muốn là 15 triệu đồng một tháng thì họ chê "cao quá" và nhất quyết từ chối.
Cuối cùng, sau buổi phỏng vấn đó, tôi bị đánh trượt vì không thỏa thuận được lương. Điều này rõ ràng làm mất rất nhiều công sức và thời gian của những người tới dự phỏng vấn như tôi. Hôm trước đó, tôi phải tự đi dò đường, chuẩn bị kỹ càng nhiều mặt, nhưng trở thành vô nghĩa.
Thời đó, ngành IT đang rất hot, đi phỏng vấn deal lương 20-30 triệu là bình thường. Tôi không hiểu công ty kia nghĩ gì mà đòi tuyển người có nhiều kinh nghiệm nhưng không trả nổi lương 15 triệu đồng. Bữa đó, họ kêu tôi phải giảm lương xuống còn 11 triệu đồng mới nhận. Thế tại sao không ghi luôn từ đầu là lương tối đa 11 triệu một tháng để các ứng viên cân nhắc không dự phỏng vấn. Nói thật, nếu viết vậy có lẽ họ chỉ tuyển được các sinh viên mới ra trường.
Có mấy công ty khác thậm chí còn mập mờ hơn khi ghi lương tối đa lên tới 2.000 USD, nhưng thực tế chỉ chả được 15-25 triệu đồng. Họ chỉ ghi thông tin tuyển dụng như vậy cho hoành tráng mà thôi. Đi làm thấy mấy công ty nhỏ tầm 10-20 người trở xuống mà mập mờ về lương thì tôi nhất quyết không vào. Tôi từng bị họ đuổi khéo sau khi hết dự án, chỉ giữ lại ba người ở lại bảo trì thôi. Từ đó, tôi cứ kiếm công ty nào tầm trung trở lên mà làm cho yên ổn.
>> Tôi né ngay công ty tuyển dụng mập mờ 'lương thỏa thuận'
Hiện nay, trong bảng mô tả công việc, nhiều nhà tuyển dụng thường dùng cụm từ "lương thỏa thuận" thay cho mức lương cụ thể. Đứng từ phía nhà tuyển dụng, ghi "lương thỏa thuận" giúp tránh sự cạnh tranh với các công ty cùng lĩnh vực. Việc không tiết lộ mức lương cụ thể giúp bảo mật thông tin quan trọng về mức lương của công ty. Điều này tránh cung cấp thông tin về mức lương cho các công ty đối thủ. Điều này cũng giúp giảm nguy cơ mất ứng viên tiềm năng khi họ so sánh mức lương của các công ty cùng ngành.
Tuy nhiên, điều này lại gây bối rối cho người tìm việc. Nhiều ứng viên e ngại rằng nhà tuyển dụng có thể trả mức lương thấp hơn so với khả năng và nguyện vọng của mình, dẫn tới mất thời gian cho việc phỏng vấn. Số khác lo ngại việc thỏa thuận lương luôn khiến ưu thế thuộc về nhà tuyển dụng. Cuối cùng, người tìm việc ít kinh nghiệm sẽ dễ bị ép lương hoặc bị cắt mất nhiều chế độ đãi ngộ khác.