Anh Đỗ Văn Quý (trú tại Yên Thường,Ôtôtrùmmềnkhôngđilạidogiãncáchvìsaobảohiểmkhônggiảmphíkèo 0.5 1 Gia Lâm, Hà Nội) là chủ xe tải nhẹ Kia Frontier loại 1,5 tấn, thường chạy dịch vụ chuyển nhà trọn gói trong nội thành Hà Nội.
Xe anh vay trả góp ngân hàng, nên bắt buộc phải mua bảo hiểm vật chất với mức phí thường niên khoảng 7,5 triệu đồng, chưa kể bảo hiểm bắt buộc TNDS phải mua theo quy định nhà nước.
Gần 3 tháng qua, xe anh Quý nằm bãi do Hà Nội và nhiều địa phương giãn cách xã hội để phòng dịch, xe không chạy do không có khách thuê, đồng thời cũng là xe cá nhân, nên không có giấy đi đường hợp lệ.
“Lại sắp đến kỳ đóng phí bảo hiểm nhưng khó khăn thế này, không biết họ có giảm phí hay không, chí ít cũng phải cộng thêm mấy tháng xe nằm bãi không chạy”, anh Quý than thở.
Tương tự như anh Quý, nhiều chủ xe dịch vụ đưa đón học sinh loại 16 chỗ cũng đồng cảnh ngộ, khi trường lớp đóng cửa, xe nằm bãi từ tháng 5 đến nay nhưng tiền phí bảo hiểm bắt buộc TNDS và phí bảo hiểm vật chất không được giảm đồng nào.
Xe 16 chỗ đưa đón học sinh phải nằm bãi 4 tháng qua do giãn cách xã hội phòng dịch
Ông Bùi Trung Hải, một chủ xe hợp đồng loại 16 chỗ chuyên đưa đón học sinh trường tiểu học cho hay, mức phí bảo hiểm bắt buộc hàng năm là 3,034 triệu đồng, bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe 1,92 triệu đồng/năm,
“Nhưng 4 tháng nay xe không chạy, không có rủi ro. Bên bảo hiểm cứ thu tiền đều thì không công bằng, thua thiệt cho khách hàng”, ông Hải nói.
Trao đổi với PV, giám đốc một công ty tư vấn bảo hiểm cho hay, trong bảo hiểm xe cơ giới có 2 nhánh sản phẩm:
Nhánh bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là theo quy định của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm không thể tự động giảm, kể cả trong trường hợp xe không đi cả năm cũng không thể giảm phí. Điều chỉnh quy định này, cần phải có một thông tư của Bộ Tài chính, cho giảm mới được giảm.
Nhánh sản phẩm thứ hai là bảo hiểm vật chất ô tô và bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe, thuộc loại bảo hiểm tự nguyện. Gọi là tự nguyện nhưng lại là “bắt buộc” nếu xe hình thành từ tiền vay ngân hàng, buộc phải mua bảo hiểm vật chất. Việc giảm phí hay không, khách hàng phải thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm.
“Chuyện doanh nghiệp tự nguyện giảm phí cho năm tái tục kế tiếp là rất khó, chỉ có thể kéo dài số tháng được hưởng bảo hiểm, bù đắp quãng thời gian giãn cách là còn khả thi”, vị giám đốc tư vấn bảo hiểm cho hay.
Mới đây, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết hiệp hội đã gửi công văn báo cáo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) về việc tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm trong thời gian giãn cách ở các địa phương.
Theo Báo Giao thông
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chuyên gia và độc giả cho rằng, trong thời gian các phương tiện buộc phải “nằm im” bởi lệnh giãn cách xã hội thì việc chủ xe vẫn phải đóng phí sử dụng đường bộ là không hợp lý.