Ứng dụng sổ tay sinh viên E-Note ra đời là kết quả ban đầu trong 3 tháng xây dựng của nhóm nghiên cứu trẻ gồm 20 sinh viên và giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Giải đáp mọi thắc mắc… qua app
Thầy giáo Ngô Quốc Dũng (Giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) từng nhận thấy nhiều khó khăn với sinh viên trong quá trình học tập theo hình thức đào tạo tín chỉ. Bản thân anh cũng phải chật vật tìm cách liên lạc với từng sinh viên để trao đổi bài vở.
Vì vậy,ầytròBưuchínhlàmứngdụnggỡrốichosinhviêntrongtíchtắtỷ số bóng đâ giảng viên trẻ đã tập hợp một nhóm khoảng 20 sinh viên, lên ý tưởng và xây dựng một ứng dụng đa nền tảng cho thiết bị di động. Mục đích ban đầu của nhóm là cung cấp các thông tin cơ bản cho sinh viên; kết nối nhanh chóng sinh viên với giảng viên và nhà trường.
Với những ý tưởng ấy, đầu năm 2020, nhóm bắt tay xây dựng ứng dụng sổ tay sinh viên E-Note.
Theo thầy Ngô Quốc Dũng, so với một số phần mềm quản trị nhà trường truyền thống chủ yếu hướng tới cán bộ nhân viên, ứng dụng này hướng đến là sinh viên, đặc biệt là sinh viên mới.
“Đôi khi các em muốn tìm kiếm một biểu mẫu hay cần giải đáp thông tin gì cũng phải mất rất nhiều thời gian và không biết lấy ở đâu. Ứng dụng này sẽ giúp sinh viên kết nối với giảng viên và nhà trường một cách dễ dàng”.
Ứng dụng sổ tay sinh viên E-Note là kết quả của nhóm nghiên cứu trẻ Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Để tương tác nhanh chóng, nhóm lên kế hoạch phát triển chatbox giúp ghi nhận câu hỏi và tự động trả lời. Đối với những thắc mắc phức tạp không trong tập dữ liệu, cán bộ nhà trường sẽ trực tiếp trả lời thông qua hệ thống trao đổi tin nhắn.
“Sự hữu dụng của sản phẩm thể hiện rõ nhất trong đợt dịch Covid-19 vừa qua. Trước nhu cầu về việc trao đổi, cập nhật thông tin giữa sinh viên – giảng viên – nhà trường trở nên cấp thiết, ứng dụng đã giúp truyền tải nhanh chóng, chính xác nhất các thông tin, thông báo từ nhà trường đến toàn bộ sinh viên, giảng viên”, thầy Dũng nói.
Từ một ứng dụng di động với các tính năng cơ bản, hiện nay sản phẩm đã có mặt cả ở trên giao diện web với hơn 11 chức năng.
Khác với cổng thông tin sinh viên chỉ có vai trò cung cấp dữ liệu như kết quả học tập, thời khóa biểu, chương trình khung môn học,… bản thử nghiệm đầu tiên của E-Note còn có những chức năng khác như thông báo sự kiện, tin tức; nhắc lịch học; khai báo thông tin, thủ tục hành chính; giao nhận bài tập; cung cấp tài liệu học tập từng môn;…
“Các em dù có bất kỳ thắc mắc nào, từ lịch thi, điểm thi, xin xác nhận sinh viên,… đều có thể liên kết trực tiếp với nhà trường”, thầy Dũng chia sẻ.
Đã có hơn 20.000 người sử dụng
Qua 4 tháng chạy thử nghiệm, từ một ứng dụng di động với các tính năng cơ bản, hiện sản phẩm đã có mặt trên giao diện web với hơn 11 chức năng.
Nhóm đã nhận được sự chấp thuận hỗ trợ thử nghiệm tại Trường ĐH Ngoại thương. Nhờ đó, vào đúng thời điểm dịch Covid-19, sản phẩm Sổ tay sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương chính thức được ra mắt với tên gọi FTU E-home.
“Với cả nhóm, đây là một tin đáng mừng, bởi qua thử nghiệm thực tế mới có thể biết sản phẩm còn gặp phải vướng mắc gì”, Nguyễn Việt Dũng, thành viên trong nhóm nói.
Dũng cho biết, cả nhóm đã phải miệt mài “cày” bất kể thời gian để sửa lỗi, xây dựng và phát triển các tính năng mới.
“Rất nhiều lần cả nhóm xảy ra tranh cãi nảy lửa chỉ vì một số chi tiết nhỏ như nút bấm này nên đặt ở đâu,… Chính từ đó, sản phẩm mới ngày càng được trau chuốt”.
Chức năng nhắc nhở lịch thi
Ngoài ra, nhóm còn phát triển hệ thống trao đổi tin nhắn có tên FTU Messenger để sinh viên, giảng viên trao đổi thông tin một cách thoải mái, tiện dụng.
FTU E-home còn hỗ trợ nhà trường trong công tác tuyển sinh năm 2020 đang diễn ra. Thông qua hệ thống, thí sinh có thể nộp hồ sơ và đọc được hầu hết tin tức tuyển sinh của nhà trường.
“Ứng dụng này giống như một ngôi trường thu nhỏ”, Việt Dũng hào hứng nói.
Hiện FTU E-Home đang có hơn 15.000 người dùng và đã được cập nhật chính thức trên Google Play và App Store.
Ngoài ra, ứng dụng E-Note còn đang được chạy thử nghiệm tại ĐH Thái Nguyên với 6.000 người dùng.
Theo Việt Dũng, nội dung ứng dụng sẽ có những thay đổi, linh hoạt để phù hợp đặc thù riêng của từng trường.
Sắp tới, nhóm sẽ phát triển thêm các tiện ích thiết thực khác như dịch vụ về ăn uống, tìm nhà trọ, tìm việc làm.
“Điểm đặc biệt là khi thiết kế như vậy, ứng dụng sẽ liên kết trực tiếp với các phòng đào tạo. Nhờ vậy, từ học lực của sinh viên, công cụ phân tích dữ liệu lớn sẽ đưa ra các gợi ý về hướng việc làm sau này. Những tiện ích đó sẽ được cập nhật vào ứng dụng trong thời gian tới”, Việt Dũng thông tin.
Thúy Nga
Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.