Từng du học và sinh sống 4 năm ở Mỹ,̣chảođitrướcmộtbướcdulịchthậtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay chị Hoàn (Hà Nội) có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ tại Công viên quốc gia Yosemite ở vùng núi Sierra Nevada, California. Chính tại hồ Tenaya Lake thơ mộng nằm giữa Thung lũng Yosemite và Tuolumne, nơi chị và ông xã gặp gỡ lần đầu cũng là địa điểm mà anh Tuấn chồng chị ngỏ lời cầu hôn 5 năm về trước.
Dù hiện tại đã về lại Việt Nam lập nghiệp nhưng họ vẫn luôn ấp ủ dự định quay lại Yosemite vào đúng dịp kỷ niệm 3 năm ngày cưới, để cùng chinh phục mái vòm Half Dome có cao độ 2.438 m so với mặt nước biển. Kế hoạch lỡ dở vào năm 2020 khi gia đình chị Hoàn đón nhận tin mừng sẽ có thêm thành viên mới.
Cũng là tín đồ ưa xê dịch, Trâm và nhóm bạn của cô đã có hẹn với xứ Phù Tang từ đầu năm ngoái. Mặc dù kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó, nhưng dịch Covid-19 bùng phát khiến nhóm của Trâm buộc lòng phải thay đổi điểm đến trong nước để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, Trâm và các bạn vẫn không thể bỏ qua lễ hội Hanami (lễ hội hoa anh đào Nhật Bản diễn ra vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm), và họ đã lựa chọn một cách thưởng hoa thật đặc biệt, đó là du lịch ảo.
Du lịch ảo đang dần trở thành xu hướng được nhiều người chấp nhận
Nguồn gốc của thuật ngữ “Du lịch ảo” có từ năm 1994 bằng việc trình diễn bản tái tạo 3D của Lâu đài Dudley ở Anh những năm 1550. Với sự tiến bộ của công nghệ, giờ đây con người có thể lựa chọn điểm đến mong muốn và thực hiện chuyến du lịch ảo đúng nghĩa thông qua màn ảnh máy tính hoặc điện thoại. Kết hợp với công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường, bạn sẽ lạc vào một thế giới sống động như thật khi tham gia các tour du lịch ảo đang được cung cấp trên Internet.
Đặc biệt là ở vào thời điểm năm ngoái, dịch bệnh khiến mọi người hạn chế di chuyển và lựa chọn phương án giãn cách, làm việc tại nhà. Từ đó, nhu cầu giải trí gia tăng, đồng thời các giải pháp nhằm cung cấp trải nghiệm mới cho người dùng cũng có cơ hội được triển khai. Du lịch ảo là một trong những giải pháp như thế.
Du lịch muôn nơi bằng một cú nhấp chuột
Chỉ đơn giản bằng một cú nhấp chuột, vợ chồng chị Hoàn, anh Tuấn đã ngay lập tức có mặt tại hồ Tenaya Lake, thác Yosemite hay đỉnh vòm Half Dome – nơi sẽ phải mất đến 11 giờ đi bộ và leo núi mới có thể đặt chân đến. Tại website của Công viên quốc gia Yosemite, “khách tham quan” những chuyến du lịch ảo này có thể tùy chọn lên tới 200 điểm dừng với góc nhìn 360 độ cùng âm thanh thực như tiếng chim hót, tiếng thác đổ, tiếng người nói chuyện và thậm chí là cả tiếng bước chân dẫm trên cành khô.
“Đây là một trải nghiệm thật sự đặc biệt, bởi dù có trở lại Yosemite thì vợ chồng mình cũng không đủ thời gian cũng như sức lực để di chuyển hết những địa điểm này”, chị Hoàn chia sẻ sau khi khám phá chuyến du lịch ảo miễn phí trên website. Chị cũng cho biết sẽ cùng anh Tuấn hồi tưởng lại những kỷ niệm thủa nào tại nơi đây bằng cách trải nghiệm độc đáo này.
Không chỉ giới thiệu các điểm đến bằng hình ảnh 360 độ sống động, Công viên quốc gia Yosemite còn cung cấp cho người dùng bộ sưu tập thiệp với những khoảnh khắc ấn tượng như Half Dome lúc hoàng hôn, cảnh phản chiếu El Capitan trên sông Merced, cảnh hoa nở vào mùa Hè ở cánh đồng McGurk, trăng sáng trên South Rim hay cảnh sương muối bên dưới North Dome. Những tấm thiệp đặc biệt này sẽ có giá từ 3-50 USD (70-1,1 triệu đồng) và được chuyển trực tiếp tới tận tay người dùng.
Đây cũng là phương án phù hợp, ở thời điểm rất nhiều dịch vụ tại Công viên quốc gia Yosemite đang bị gián đoạn cho ảnh hưởng từ dịch Covid-19. BQL Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc), Văn phòng Du lịch Paris, Tổng cục Du lịch Ai Cập và cả Trung tâm Nghiên cứu không gian của NASA cũng đang đưa ra nhiều chuyến du lịch ảo tương tự.
Theo thống kê, 80% khách du lịch thích tự tìm hiểu thông tin cho chuyến du lịch ảo qua internet. Đặc biệt, có tới 36% khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn nếu giao dịch dễ dàng và tương tác tốt.
Xu hướng trải nghiệm mới lạ và độc đáo
Du lịch ảo cũng là xu hướng đang nổi lên tại Nhật Bản trong thời gian gần đây khi cho phép người dân có thể lựa chọn bất kỳ điểm đến nào mà vẫn đảm bảo an toàn. Trong đó, First Airlines là nhà cung cấp chuyến bay ảo đầu tiên trên thế giới ở độ cao 8.000 mét, kết hợp với dịch vụ du lịch mặt đất tùy theo mong muốn của người sử dụng.
Trong thời gian 120 phút, bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn phong tục và ẩm thực địa phương của New York, California, Hawaii, Paris, Rome, Phần Lan, Tây Ban Nha, New Zealand, Úc, Nhật Bản và các quốc gia và khu vực khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn du hành xuyên thời gian và không gian, cũng như thưởng thức những “bữa ăn trên máy bay” ngon miệng do các đầu bếp hàng đầu chế biến công phu.
Những người sử dụng dịch vụ sẽ mất khoảng 15 phút để thực hiện các thao tác như checkin với vé, hộ chiếu và thẻ lên máy bay như trong đời sống thực. Trên máy bay có ghế được thiết kế nghiêng 180 độ và bố cục tương tự tương tự như Airbus A310, bao gồm cả tiếp viên hướng dẫn về thắt dây an toàn, cách sử dụng mặt nạ dưỡng khí, áo phao…
Khi máy bay cất cánh, các màn chiếu bên ngoài sẽ hiển thị những khung cảnh mô phỏng khác nhau, ghế ngồi cũng sẽ rung lắc trong điều kiện thời tiết xấu. Nếu chọn du hành xuyên thời gian và không gian, bạn cũng có thể đến thăm Angkor Wat vào thế kỷ 12 và Bức tường Berlin vào năm 1989. Chuyến đi sẽ kết thúc bằng bữa ăn đặc biệt theo ẩm thực vùng miền mà người dùng đã đặt trước được phục vụ bởi các “tiếp viên hàng không” chuyên nghiệp.
Tương lai của ngành du lịch có thể sẽ phụ thuộc vào du lịch ảo trong thời gian tới
Chuyến bay ảo của First Airlines đã truyền cảm hứng cho các công ty du lịch Nhật Bản mở rộng phạm vi và hình thức “du lịch ảo” thông qua hoạt động riêng biệt. Kết hợp với kính thực tế ảo, 90 phút trải nghiệm du lịch núi Phú Sĩ dành cho nhóm 10 người, có hướng dẫn viên trực tiếp cũng là một lựa chọn đang rất được yêu thích trong năm vừa qua.
Cụ thể, hướng dẫn viên sẽ phát video dạng livestream và giới thiệu những điểm đến, phản hồi câu hỏi của mọi người cũng như cung cấp lựa chọn mua quà lưu niệm địa phương và gửi đến cho những người tham gia. Dịch vụ du lịch ảo này đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều du khách nước ngoài.
Với nhóm bạn của Trâm, những cô gái này cũng lựa chọn hình thức tham dự sự kiện được phát sóng trực tiếp, kết hợp với thiết bị VR. Dù chưa thực sự hài lòng, nhưng đây cũng là phương án tối ưu nhất để có thể ngắm hoa anh đào trong thời kỳ dịch bệnh hoành hành.
Du lịch ảo sẽ cứu vãn ngành du lịch
Thực tế, cả gia đình chị Hoàn hay nhóm bạn của Trâm đều không phải là những trường hợp đặc biệt không thể đi du lịch theo kế hoạch bởi lý do nào đó. Nhất là trong mùa dịch kéo dài từ năm ngoái, ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng nặng nề.
Lần đầu tiên, ngành du lịch ghi nhận sự sụt giảm mạnh về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tổng số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ năm 2020 đạt 97,3 triệu lượt khách, giảm 44% so với năm 2019; số lượt khách do các công ty lữ hành phục vụ là 3,7 triệu lượt khách, giảm 80,1%.
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7% so với năm 2019, chỉ đạt 3,8 triệu lượt người. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế giảm mạnh đã kéo theo doanh thu cho các cơ sở lưu trú và lữ hành cũng sụt giảm nghiêm trọng, ước tính đạt 61,8 nghìn tỷ đồng, giảm 43,2%.
Đây cũng là thực trạng chung ở nhiều nơi, đặc biệt là những điểm đến vốn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thu từ du khách. Cụ thể, đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng của ngành du lịch thế giới bị kéo lùi về mức độ của năm 1990 với lượng du khách sụt giảm tới 72% chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2020. Lượng khách du lịch sụt giảm đồng nghĩa với việc thất thu 935 tỷ USD tổng thu từ lượng khách quốc tế. Con số này thiệt hại gấp 10 lần so với tổn thất mà ngành du lịch thế giới đã phải trải qua do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.
Tổn thất doanh thu trong ngành du lịch vì Covid-19 này có thể khiến GDP toàn cầu thiệt hại tới 2 nghìn tỷ USD. Châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên chịu tác động của đại dịch Covid-19 và là khu vực có mức độ hạn chế đi lại cao nhất cho tới nay, đã giảm 82% lượng du khách trong 10 tháng đầu năm 2020. Khu vực Trung Đông giảm 73% lượng du khách, trong khi châu Phi giảm 69%. Du khách quốc tế cả ở châu Âu và châu Mỹ giảm 68%.
Cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam?
Trên thực tế, các hình thức du lịch ảo cũng đã được áp dụng và triển khai tại Việt Nam như tour khám phá Sơn Đòong (Quảng Bình), Hồ Gươm hay mới đây là Mộc Châu với những địa điểm như thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng…Dù vậy, vẫn chưa có nhiều người biết đến và lựa chọn hình thức trải nghiệm mới lạ này.
Vào tháng 3/2020, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã ban hành Chỉ thị phát động Cuộc vận động ứng dụng công nghệ Việt cho cuộc sống số, nhằm vượt qua thách thức, phát triển và ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống, khởi tạo cuộc sống số, tạo ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó nhấn mạnh ưu tiên phát triển hệ thống nội dung số phục vụ nhu cầu giải trí với các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ như: Sách điện tử; Nghe nhạc, xem phim trực tuyến; Thăm quan, du lịch ảo.
Tour du lịch ảo Sơn Đoòng 360 trên National Geographic
Không thể phủ nhận lợi ích thực tế mà loại hình du lịch đặc biệt này mang lại. Những công nghệ mới sẽ đêm đến nhiều cơ hội, bao gồm cho cả ngành du lịch nước nhà. Một số ứng dụng thực tiễn đầu tiên đã cho thấy tín hiệu về việc du lịch ảo cũng có thể được chú trọng phát triển tại Việt Nam.
Tất nhiên, để triển khai đồng bộ và hiệu quả ở những địa điểm khác nhau, cần có các giải pháp phù hợp đi kèm với chính sách thúc đẩy và phát triển loại hình dịch vụ này. Đồng thời, cũng cần phương án kết hợp tìm đầu ra cho sản phẩm vùng miền để phát triển kinh tế địa phương, tạo bước đà cho ngành du lịch Việt Nam tăng tốc phục hồi sau thời kỳ đại dịch.
Điệp Lưu
iPhone 13 sẽ có cụm camera với các ống kính lớn hơn nhiều và thay đổi thiết kế một số chi tiết máy, theo thông tin rò rỉ mới nhất.